Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách

  • A. Đọc và tìm hiểu bài
  • B. Hoàn thành bài tập ngay sau giờ học
  • C. Luôn soạn bài các môn đầy đủ
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Chúng ta có thể rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ từ việc chăm sóc cây, rau, vật nuôi bằng cách

  • A. Cho vật nuôi ăn
  • B. Dọn dẹp nơi ở của vật nuôi
  • C. Tưới cây, rau
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có
  • B. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí
  • C. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ
  • D. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu

Câu 4: Thực hiện thường xuyên những việc làm nào sau để tạo thói quen ngăn lắp, gọn gàng?

  • A. Xếp các đồ dùng vào đúng vị trí và cất lại sau mỗi lần sử dụng
  • B. Loại bớt những đồ dùng không cần thiết
  • C. Sáng tạo thêm không gian lưu trữ mới
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

  • A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
  • B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
  • C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”
  • D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng về những việc làm tạo thói quen sạch sẽ?

  • A. Lau chùi bàn ghế, nhà cửa mỗi ngày
  • B. Thực hiện thường xuyên những việc như thay, giặt quần áo, chăn màn thường xuyên sẽ tạo thói quen sạch sẽ
  • C. Rửa bát đũa, cốc chén sạch sẽ ngay sau khi sử dụng
  • D. Cả A, B, C

Câu 7:  Đâu không phải là tiết kiệm tiền hợp lí và thực hiện?

  • A. Liệt kê các khoản cần chi tiêu
  • B. Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ nào phải suy nghĩ thật kỹ xem bản thân có thực sự cần hay không
  • C. Ghi lại chi tiêu hằng ngày
  • D. Mua đồ mới thay vì tận dụng, tái chế các đồ dùng

Câu 8: Ưu điểm của mạng xã hội đối với việc tự bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm là?

  • A. Mạng xã hội là thế giới ảo nên con người trên đó cũng là ảo và không bao giờ tìm được bạn tốt
  • B. Những nguy hiểm mà mạng xã hội mang lại có thể không tác động về mặt thể chất nhưng có tác động mạnh mẽ về tinh thần, tư tưởng. Những người bạn quen được trên mạng có thể khiến ta lơ là việc học tập, trở nên vô cảm với những người xung quanh
  • C. Mạng xã hội là nơi có thể làm quen được nhiều bạn tốt, giúp đỡ nhau được những khi cần thiết rất nhanh chóng và thuận tiện
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 9:  Đâu là cách tiết kiệm tiền hợp lý?

  • A. Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ nào phải suy nghĩ thật kỹ xem bản thân có thực sự cần hay không
  • B. Lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm theo tuần, tháng, năm và ghi lại chi tiêu hằng ngày
  • C. Tận dụng, tái chế các đồ dùng thay vì mua mới
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Cách tự bảo vệ trong tình huống bị người lạ bám theo đó là?

  • A. Quay lại chửi và đuổi theo kẻ bám đuôi
  • B. Cứ đi cho tới khi về nhà
  • C. Chạy vào nhà người dân gần đó xin giúp đỡ
  • D. Đáp án khác

Câu 11:  Em chi tiêu vào đâu thì chưa hợp lý?

  • A. Mua đồ ăn
  • B. Mua đồ chơi
  • C. Đi chơi điện tử
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12:  Khi gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những người mới gặp, học sinh có thể vượt qua bằng cách nào sau đây?

  • A. Cố gắng tìm chủ đề chung, sở thích chung để nói
  • B. Luôn tươi cười, chân thành, cởi mở trong khi giao tiếp
  • C. Luyện tập nói trước gương
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 13:  Các bước em có thể thực hiện để vượt qua khó khăn đối với lý thuyết môn Toán là gì?

  • A. Tự giác làm nhiều dạng bài khác nhau ở nhà để củng cố lại kiến thức
  • B. Chủ động hỏi lại thầy lý thuyết
  • C. Nhờ bạn giảng lại những bài tập mình chưa hiểu
  • D. Tất cả các cách trên

Câu 14: Cách để có suy nghĩ tích cực, lao động lực vượt qua khó khăn đó là?

  • A. Tự tin vào những điểm mạnh, đặc điểm riêng của bản thân mình
  • B. Hãy nghĩ đến những câu chuyện vui, những tấm gương vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống
  • C. Nghĩ về những khó khăn trước đây mà mình đã từng vượt qua
  • D. Cả A, B, C

Câu 15:  Bạn Thắng là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Thắng rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào. Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?

  • A. Nếu là Thắng, em sẽ im lặng và chờ các bạn đến bắt chuyện với mình
  • B. Nếu là Thắng, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Phương án khác

Câu 16: Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc khi đứng phát biểu trước đám đông?

  • A. Không nhìn vào mọi người khi phát biểu
  • B. Không xuất hiện khi phát biểu
  • C. Học kĩ bài phát biểu, hít một hơi thật sâu trước khi nói
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Gần đây, bạn Hùng ở lớp em có biểu hiện chán nản, chểnh mảng việc học, thỉnh thoảng tỏ ra bất cần do bố mẹ Hùng vừa li hôn. Nếu em là bạn của Hùng, em có lời khuyên gì cho bạn?

  • A. Hùng nên suy nghĩ tích cực và tham gia vào các hoạt động ở lớp
  • B. Giữ khoảng cách và tránh giao tiếp với Hùng bởi bạn là người suy nghĩ tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến tinh thần học tập của mình.
  • C. Hùng có thể tâm sự, chia sẻ với bạn thân, những người bạn tin cậy hoặc thầy cô giáo để vơi bớt nỗi buồn và nhận được những lời khuyên chân thành
  • D. Cả A, C đều đúng

Câu 18:  Không biết kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta như thế nào?

  • A. Luôn trong trạng thái có lỗi vì đã hành xử không đúng đắn trong khoảnh khắc nào đó
  • B. Mọi người dần dần xa lánh
  • C. Tổn hại sức khỏe tinh thần
  • D Cả 3 ý trên

Câu 19:  Điều học sinh cần rèn luyện để có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn là

  • A. Sự bình tĩnh, tỉnh táo trước mọi vấn đề
  • B. Lạc quan, không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người
  • C. Khả năng truyền đạt rõ ràng, lưu loát những suy nghĩ của mình
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Khi có người đóng góp ý kiến về điểm yếu của mình, đâu là cách cư xử đúng?

  • A. Trở nên tức giận
  • B. Lắng nghe để tự thay đổi
  • C. Tự ái trước lời góp ý thiện chí của họ
  • D. Cho rằng họ là người xấu

Câu 21: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người

  • A. Sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ
  • B. Có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác
  • C. Không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 22: Đâu là điểm yếu của học sinh trong học tập?

  • A. Làm bài tập về nhà đầy đủ
  • B. Chú ý lắng nghe cô giảng bài
  • C. Nghe cô giảng bài nhưng lại ngồi suy nghĩ về việc khác
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 23: Những cách giải toả thường sử dụng khi có cảm xúc tiêu cực trong thực tiễn đó là?

  • A. Tâm sự với bạn bè
  • B. Tâm sự với thầy, cô giáo; người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy
  • C. Bỏ đi chỗ khác
  • D. Tâm sự với bạn bè hoặc thầy, cô giáo; người thân trong gia đình hoặc người em tin cậy

Câu 24: Khi thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống trường, em cần chú ý những gì?

  • A. Trình bày rõ ràng, dễ hiểu các nội dung lựa chọn
  • B. Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường theo nội dung và hình thức đã lựa chọn và thống nhất
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 25: Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

  • A. Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
  • B. Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ
  • C. Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 26: Ý nào không thể hiện việc làm giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường?

  • A. Học tập tấm gương học tập của anh chị khóa trước
  • B. Phá bỏ đi những điều tốt đẹp về trường mà mọi người đã gây dựng
  • C. Thực hiện tiêu chí "lớp học hạnh phúc"
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 27: Trong tiết thực hành môn Hóa học, các bạn cùng nhóm với Khánh đang làm thí nghiệm thì Khánh mang bài tập Toán ra làm. Nếu em là bạn của Khánh, em sẽ đề xuất với Khánh cách phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn như thế nào trong tình huống trên?

  • A. Chỉ trích Khánh vì việc làm của Khánh làm ảnh hưởng đến kết quả của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
  • B. Nhẹ nhàng nhắc Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì không những ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của Khánh mà còn ảnh hưởng đến kết quả thực hành chung của nhóm, đặc biệt là tinh thần làm việc của nhóm và sự đánh giá của thầy cô
  • C. Nghiêm khắc nhắc nhở Khánh không nên làm bài tập môn Toán trong tiết thực hành môn Hóa học vì đó là làm việc riêng trong giờ học và thông báo cho thầy cô biết 
  • D. Phương án khác

Câu 28: Tiến là một học sinh mới chuyển đến lớp 7E. Tuy nhiên, Tiến là người nhút nhát nên giờ ra chơi thường ngồi một mình trong lớp không chơi cùng các bạn. Nếu em là bạn cùng lớp với Tiến, em có đề xuất gì?

  • A. Không giao tiếp nhiều với Tiến bởi Tiến khác biệt trong lớp
  • B. Không chơi với Tiến bởi bạn là người không hòa đồng, không chủ động bắt chuyện với các bạn trong lớp
  • C. Thiết kế một trò chơi gồm nhiều thành viên, mời Tiến chơi cùng để Tiến gần gũi các bạn hơn
  • D. Đáp án khác

Câu 29: Cách hợp tác với các bạn có thể là?

  • A. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
  • B. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
  • C. Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô
  • D. Cả A, B, C

Câu 30:  Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
  • B. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  • C. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô 
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác