Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là điều chỉnh suy nghĩ và tự kiểm tra lại ý kiến của bản thân về sự việc khiến mình tức giận.
  • B. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là học cách hít sâu, thở đều. 
  • C. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi dễ thấy.
  • D. Cách để rèn luyện tính kiên trì không bỏ cuộc khi gặp khó khăn là nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng về ảnh hưởng của tính kiên trì, chăm chỉ tới hiệu quả công việc?

  • A. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này.
  • B. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.
  • C. Người có tính kiên trì, chăm chỉ sẽ nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.
  • D. Cả A, B, C

Câu 3: Đâu là nội dung không thể thiếu trong Bảng kế hoạch chi tiêu ?

  • A. Số thứ tự
  • B. Tỷ lệ phần trăm chi tiêu
  • C. Khoản chi tiêu
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Thói quen bừa bộn, thiếu ngăn nắp bị ảnh hưởng như thế nào đến học tập và cuộc sống của mỗi người?

  • A. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích
  • B. Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp
  • C. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh
  • D. Cả A, C đều đúng

Câu 5: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi?

  • A. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính
  • B. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính
  • C. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào đến học tập và cuộc sống của mỗi người?

  • A. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích
  • B. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh
  • C. Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp
  • D. Cả A, B, C

Câu 7: Đâu là biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ?

  • A. Hàng ngày, thầy Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình
  • B. Để có thói quen tốt, M duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng
  • C. Thomas Edison đã tìm ra cách tạo bóng đèn tròn sau 10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 8: Ý nào sau đây là không đúng về cách tự bảo vệ bản thân để phòng tránh bị xâm hại cơ thể?

  • A. Một trong những cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại cơ thể đó là không ở trong phòng kín một mình với người lạ
  • B. Một trong những cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại cơ thể đó là không đi nhờ xe người lạ 
  • C. Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do
  • D. Một trong những cách tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại cơ thể đó là không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ

Câu 9: Đâu là biểu hiện của tính chăm chỉ?

  • A. Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài
  • B. Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích
  • C. Nỗ lực tìm cách để đạt được mục tiêu
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 10:  Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng mạng xã hội đó là?

  • A. Lộ thông tin cá nhân
  • B. Có nguy cơ bị vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
  • C. Lừa đảo tiền
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 11: Đâu không là biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ?

  • A. Hàng ngày, thầy Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình
  • B. Để có thói quen tốt, M duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng
  • C. Thomas Edison đã tìm ra cách tạo bóng đèn tròn sau 10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại
  • D. Thấy bài tập khó quá nên T không làm bài tập nữa

Câu 12: Học sinh có thể gặp khó khăn trong các khía cạnh như

  • A. Trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô, cha mẹ
  • B. Trong quá trình tham gia hoạt động tập thể
  • C. Trong học tập
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 13: Đâu là cách ứng phó phù hợp khi gặp tình huống nguy hiểm?

  • A. Đi đến nơi đông người
  • B. Nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh
  • C. Gọi đện thoại cho người thân
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Đâu là cách ứng xử đúng khi gặp khó khăn?

  • A. Chờ đợi sự giúp đỡ của người khác
  • B. Đối diện và tìm cách giải quyết khó khăn
  • C. Trốn tránh những khó khăn ấy 
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 15: Khi thấy các bạn bị đuối nước em cần làm gì?

  • A. Ném áo phao cho bạn
  • B. Nhờ người lớn trợ giúp
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Đâu là kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp?

  • A. Bình tĩnh khi tranh luận
  • B. Không lớn tiếng khi tức giận
  • C. Không sử dụng bạo lực
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Đâu là các biện pháp xử lý khi gặp trời mưa có sét?

  • A. Nhanh chóng chạy về nhà
  • B. Không đứng dưới gốc cây
  • C. Vào nhà gần nhất xin trú nhờ
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Tùng đang cùng cha mẹ dự lễ viếng một người họ hàng xa thì nhận được tin nhắn của thầy chủ nhiệm báo mình đã đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi Tiếng Anh của thành phố. Nếu em là Tùng, em sẽ có cách ứng xử trong tình huống trên như thế nào?

  • A. Nhảy cẫng lên vì sung sướng
  • B. Khi nhận được tin này em có thể rất vui. Tuy nhiên, vì đang dự đám tang nên chỉ nên nhắn lời cảm ơn thầy giáo. Sau khi ra về hãy thể hiện công khai cảm xúc vui vẻ của mình với các bạn và mọi người
  • C. Em sẽ lập tức thông báo thành tích của mình với mọi người để được chia sẻ niềm vui này.
  • D. Cả ba phương án đều sai

Câu 19: Những môn học em có điểm mạnh là những môn

  • A. Em mệt mỏi khi học
  • B. Em cảm thấy hứng thú khi học
  • Em khó tập trung khi học
  • D. Em cảm thấy hứng thú và tập trung khi học

Câu 20: Đâu không phải điểm mạnh của học sinh trong học tập?

  • A. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học
  • B. Quay cóp trong giờ kiểm tra
  • C. Tích cực giơ tay phát biểu
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 21: Khi gặp khó khăn trong những môn học, học sinh có thể

  • A. Nhờ thầy cô giảng lại những phần nội dung em còn khó hiểu
  • B. Trao đổi cách làm bài cùng các bạn, học hỏi kinh nghiệm từ những bạn học tốt trong lớp
  • C. Làm đầy đủ bài tập về nhà, ôn tập thật kĩ phần kiến thức mình còn chưa nắm chắc
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 22: Trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân đâu là việc cần thực hiện?

  • A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác
  • B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 23: Một số lời khuyên để học tốt những môn học mà học sinh gặp khó khăn?

  • A. Học ở nơi thoải mái, yên tĩnh
  • B. Sắp xếp thời gian học tập phù hợp, phân bổ thời gian hợp lí, không học quá sớm hoặc quá muộn
  • C. Học nhóm để giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của bài học
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 24: Truyền thống lao động tốt của trường sẽ được thể hiện qua những công việc nào?

  • A. Dọn cỏ tại nhà
  • B. Chiến dịch quét sạch hè phố quanh cổng trường
  • C. Dọn dẹp nhà cửa
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường?

  • A. Truyền thống tốt đẹp của nhà trường là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển trường và mỗi cá nhân.
  • B. Phát huy truyền thống của nhà trường là một cách để giữ gìn những giá trị tốt đẹp, giúp chúng ta có thêm nhiều cơ hội học hỏi, rèn luyện.
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 26: Em cần làm gì để phát huy tính dạy tốt - học tốt của trường?

  • A. Chăm chỉ học tập, tiếp thu kiến thức mới
  • B. Hưởng ứng các phong trào thi đua học tập trường tổ chức
  • C. Đợi cuối kì mới học
  • D. A và B đúng

Câu 27: Học sinh cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường là gì?

  • A. Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường
  • B. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động do đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh, nhà trường và tập thể lớp phát động
  • C. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp, tự hào về nhà trường
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 28: Ý nào sau đây đúng về các cách giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường?

  • A. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
  • B. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện của những anh chị lớp trước
  • C. Thực hiện các tiêu chí của “Lớp học hạnh phúc”
  • D. Cả A, B đều đúng

Câu 29: Để tạo thành một sản phẩm giới thiệu truyền thông nhà trường, chúng ta có thể thực hiện các bước nào sau đây?

  • A. Lựa chọn hình thức theo gợi ý đã nêu  -> Lựa chọn nội dung giới thiệu ->Thời gian hoàn thành -> Phân công nhiệm vụ -> Xin ý kiến của thầy cô về kế hoạch của nhóm mình
  • B. Lựa chọn nội dung giới thiệu -> Thời gian hoàn thành -> Phân công nhiệm vụ -> Xin ý kiến của thầy cô về kế hoạch của nhóm mình
  • C. Lựa chọn hình thức theo gợi ý đã nêu -> Lựa chọn nội dung giới thiệu -> Phân công nhiệm vụ -> Thời gian hoàn thành -> Xin ý kiến của thầy cô về kế hoạch của nhóm mình
  • D. Đáp án khác

Câu 30: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?

  • A. Thân thiện, cởi mở với các bạn
  • B. Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
  • C. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp 
  • D. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác