Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc đó là?

  • A. Đi làm đúng giờ 
  • B. Sáng tạo và kiên trì với những nhiệm vụ khó khăn
  • C. Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn 
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc?

  • A. Đi làm đúng giờ 
  • B. Sáng tạo và kiên trì với những nhiệm vụ khó khăn
  • C. Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn 
  • D. Đùn đẩy công việc cho người khác

Câu 3:  Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.
  • B. Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 4: Việc thể hiện thói ngăn nắp, sạch sẽ làm điều gì xảy ra?

  • A. Mọi người chê bai
  • B. Truyền động lực do mọi người dọn dẹp, ngăn nắp
  • C. Là tấm gương tốt
  • D. Cả B và C

Câu 5:  Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?

  • A. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.
  • B. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Cách thể hiện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ là gì?

  • A. Quay lại video dọn dẹp nhà cửa
  • B. Chụp những góc trong nhà để thể hiện sự ngăn nắp
  • C. Mời bạn bè tới nhà để chơi và kiểm chứng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 7:  Em làm gì với các món đồ cũ?

  • A. Tái chế, tận dụng đồ dùng
  • B. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 8: Một số tình huống nguy hiểm có thể là?

  • A. Bị người lạ bám theo
  • B. Bị trượt chân ngã xuống sống
  • C. Bị bạn bè bắt nạt
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 9: Năm nay bố mẹ cho phép Hằng tự tổ chức sinh nhật của mình và mời nhóm bạn thân đến dự. Bố mẹ Hằng đều là công nhân, hôm đó phải tăng ca đến đêm muộn nên không kịp về dự sinh nhật con. Mẹ đã cho Hằng 300 000 đồng để tổ chức sinh nhật. Hằng dự định mua bánh sinh nhật, nến, hoa và một phông nền thật đẹp. Tuy nhiên nếu đặt làm phông nền thì rất đặt và số tiền mẹ cho sẽ không đủ. Hằng đã quyết định chỉ mua phụ kiện về để tự trang trí, như vậy vừa theo ý mình, không vượt quá số tiền mẹ cho, thậm chí có thể tiết kiệm được khoảng 50 000 đồng. Trong buổi sinh nhật, các bạn đề nghị dùng thêm trà sữa. Hằng thoáng giật mình khi nghĩ đến số tiền có thể tiết kiệm, nhưng hôm nay là sinh nhật của em, các bạn đang rất vui vẻ nên Hằng đã gật đầu đồng ý.  Theo em, cách chi tiêu đó có phù hợp không? Bạn Hằng có kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình không? Vì sao?

  • A. Bạn Hằng khi mua đồ tổ chức sinh nhật chi tiêu khá hợp lý. Đối với việc đồng ý mua thêm trà sữa, khoản chi tiêu này có thể chấp nhận được vì hôm nay là ngày sinh nhật của Hằng.
  • B. Bạn Hằng đã kiểm soát tốt các khoản chi tiêu khi mua đồ tổ chức nhưng hành động gật đầu đồng ý dùng thêm trà sữa là hành động chưa kiểm soát tốt chi tiêu. Vì dùng trà sữa => Phát sinh quá chi phí
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 10: Nếu có nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách

  • A. Báo ngay sự việc với người thân, người có trách nhiệm
  • B. Gọi cho số điện thoại 111
  • C. Chạy đến chỗ đông người
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 11: Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?

Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau

(1) Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật

(2) Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi

(3) Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm

  • A. Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực
  • B. Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
  • C. Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
  • D. Đáp án khác

Câu 12: Giả sử khi em mắc lỗi, bố mẹ không cho em cơ hội giải thích. Em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Cáu gắt và to tiếng với bố mẹ để giành quyền lợi cho bản thân
  • B. Chờ bố mẹ nguôi giận rồi tìm cơ hội để giải thích cho bố mẹ hiểu
  • C. Cố gắng giữ bình tĩnh, không cáu gắt và nói to với bố mẹ
  • D. Cả  B, C đều đúng

Câu 13: Em có thể làm gì để vượt qua khó khăn?

  • A. Xác định khó khăn cần gặp phải và nguyên nhân dẫn đến khó khăn
  • B. Tìm kiếm các phương án và các sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn
  • C. Lựa chọn phương án tối ưu và thực hiện
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Cách vượt qua vấn đề như chưa dám đưa ra ý kiến phát biểu trong lớp của học sinh, có thể được khắc phục bằng cách nào sau đây?

  • A. Đọc các tài liệu liên quan để nắm rõ kiến thức đang được đề cập
  • B. Suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra ý kiến
  • C. Cả A, B
  • D. Phương án khác

Câu 15: Đâu không phải là cách thức để vượt qua khó khăn?

  • A. Xác định khó khăn cần gặp phải và nguyên nhân dẫn đến khó khăn
  • B. Tìm kiếm các phương án và các sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn
  • C. Lựa chọn phương án tối ưu và thực hiện
  • D. Biết nguyên nhân dẫn đến khó khăn nhưng mặc kệ

Câu 16: Những biểu hiện của kĩ năng kiểm soát cảm xúc là?

  • A. Biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân
  • B. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tình huống, hoàn cảnh
  • C. Nhận ra cảm xúc của bản thân tại một thời điểm
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 17: Trong hoạt động nhóm, em được phân công thực hiện nhiệm vụ không phù hợp với khả năng của mình thì em có thể làm gì?

  • A. Cứ làm mặc dù không chắc
  • B. Đòi làm phần khác
  • C. Thảo luận lại và trình bày suy nghĩ của mình hi vọng được phân công một nhiệm vụ phù hợp với khả năng hơn
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?

  • A. Tâm sự với bạn bè, người thân
  • B. Nhảy một điệu nhảy vui nhộn
  • C. Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 19: Trong các giờ học, Hiền sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Hiền chỉ đạt ở mức trung bình kém. Hiền luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Hiền, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên Hiền tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp
  • B. Khuyên Hiền nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân
  • C. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn toán
  • D. Tất cả các cách trên

Câu 20:  Đâu là lợi ích của việc phát huy điểm mạnh?

  • A. Lựa chọn công việc phát huy hết năng lực của bản thân
  • B. Khởi dậy niềm tin về bản thân
  • C. Được mọi người công nhận
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 21:  Hoàng và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hoàng không làm được bài nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hoàng giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cũng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hoàng khiến Nam rất buồn. Nếu em là Nam, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Không giao tiếp và giữ khoảng cách với Hoàng để Hoàng tự giác trong học tập hơn
  • B. Chủ động tìm Hoàng nói chuyện, giải thích lí do mình không cho bạn chép bài để bạn hiểu và cùng cố gắng ôn tập, chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới
  • C. Giữ khoảng cách với Hoàng vì Hoàng là học sinh không trung thực trong học tập, không có ý thức tự giác
  • D. Cả A, B đều đúng

Câu 22: Nhận ra điểm yếu của mình sẽ giúp ích điều gì?

  • A. Học cách cải thiện, thay đổi điểm yếu
  • B. Ỷ lại vào điểm yếu để cho phép bản thân phạm lỗi
  • C. Để cảm thấy xấu hổ, tự ti
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 23: Sáng nay, Mai và Hoàng đi học sớm để trực nhật. Trong lúc hai bạn đang vui vẻ đi dưới sân trường thì bỗng có nước từ tầng hai rớt xuống khiến cả hai bị ướt tóc và quần áo. Nhìn lên hành lang tầng hai, Mai và Hoàng thấy bạn Minh học lớp bên cạnh đang tưới nước cho mấy chậu hoa ở lan can. Rất tức giận, Hoàng lập tức chạy lên, giằng lấy chiếc ca nhựa từ tay Minh, vứt mạnh xuống đất. Thấy vậy, Mai vội ngăn Hoàng lại và nén giận trách Minh “ Sao bạn sơ ý thế. Bạn làm ướt hết chúng tôi rồi đây!”. Minh nhìn hai bạn vẻ rất ân hận và khẽ nói: “Xin lỗi các bạn! Mình sơ ý quá. Lần sau mình sẽ cẩn thận hơn.? Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Mai, Hoàng trong trường hợp này như thế nào? Em đồng tính với các cư xử của bạn nào?

  • A. Cách thể hiện của mỗi bạn Mai, Hoàng khác nhau do tính cách của mỗi người là khác biệt. Chúng ta cần tôn trọng cách cư xử của mỗi bạn, không nên đánh giá và nhận xét
  • B. Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn Mai vì bạn có cách xử lí rất bình tĩnh, vừa khiến cho Minh cảm thấy ân hận về hành động của mình, vừa khiến mâu thuẫn được giải quyết một cách nhanh chóng
  • C. Chỉ trích Hoàng vì hành vi cử xử như vậy là mất lịch sự. Cách hành xử trên có thể dẫn đến xô xát và làm mất mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong lớp
  • D. Phương án khác

Câu 24: Học sinh cần làm những gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

  • A. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động do Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nhà trường và tập thể lớp phát động
  • B. Tuyên truyền truyền thống tốt đẹp, tự hào về nhà trường
  • C. Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường
  • D. Cả A, B, C

Câu 25:  Lớp em tổ chức buổi tham gia hoạt động dã ngoại. Một số bạn không muốn tham gia. Em có thể làm gì để thể hiện tinh thần hợp tác và hòa đồng với các bạn?

  • A. Hỏi lý do vì sao các bạn không đi
  • B. Tích cực vận động các bạn tham gia
  • C. Thuyết phục các bạn tham gia
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 26: Những nét nổi bật, tự hào của trường em được thể hiện qua đâu?

  • A. Thành tích về hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ
  • B. Thành tích dạy – học
  • C. Hoạt động thiện nguyện, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh)
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 27: Tại sao giáo viên có mong muốn học sinh chủ động chia sẻ, bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của bản thân?

  • A. Giáo viên có mong muốn đó vì muốn học sinh có quá trình học tập tích cực, hiệu quả
  • B. Giáo viên có mong muốn đó vì muốn tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh
  • C. Giáo viên có mong muốn đó vì muốn thấu hiểu học sinh hơn
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 28: Trong các giờ học, Thái sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Thái chỉ đạt ở mức trung bình kém. Thái luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Thái, em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên Thái gặp những bạn học tốt môn Toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn Toán
  • B. Khuyên Thái nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân
  • C. Khuyên Thái tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn Toán cũng như các bạn trong lớp.
  • D. Tất cả các cách trên

Câu 29: Những biểu hiện cụ thể của việc hiểu và chia sẻ mong muốn với thầy cô đó là?

  • A. Lắng nghe, suy ngẫm, thấu hiểu mong muốn của thầy cô; chia sẻ tâm tư, tình cảm, mong muốn của bản thân với thầy cô
  • B. Trao đổi cùng thầy cô về nhiệm vụ học tập, trao đổi cùng thầy cô về thắc mắc trong học tập và cuộc sống
  • C. Làm đầy đủ bài tập về nhà, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập và sinh hoạt
  • D. Tất cả các cách trên

Câu 30: Từ nhỏ, Kiên sống cùng ông bà ở một tỉnh miền núi. Năm học này, Kiên về thành phố sống cùng bố mẹ và học lớp 7 ở một trường THCS trong thành phố. Mọi thứ đối với Kiên đều xa lạ, ngay cả cách dạy và cách học của các thầy cô, bạn mới cũng không giống với nơi Kiên đã học trước đây. Nếu Kiên là bạn mới trong lớp em, em sẽ làm gì?

  • A. Nói với Kiên rằng, em và các bạn trong lớp đều yêu quý Kiên và sẵn sàng giúp đỡ Kiên khi cần
  • B. Khuyên Kiên nên mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô và các bạn, rủ Kiên cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác