Tắt QC

Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức Chủ đề 6 bài 3 tự hào truyền thống quê hương

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 tuần 6: Em với cộng đồng - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyền thống quê hương là gì?

  • A. Những phong tục cổ hủ, lạc hậu
  • B. Những giá trị tốt đẹp của vùng miền được khẳng định qua thời gian
  • C. Những đặc điểm khác lạ, bí ẩn của vùng miền
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 2: Đâu là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Giỗ tổ Hùng vương
  • B. Bánh chưng, bánh dày
  • C. Áo dài
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Vì sao cần giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước?

  • A. Làm phong phú văn hóa, bản sắc dân tộc
  • B. Thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
  • C. Góp phần hoàn thiện con người cá nhân
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Đâu là việc em có thể làm để phát huy truyền thống?

  • A. Giới thiệu truyền thống tốt đẹp đến bạn bè quốc tế
  • B. Tuyên truyền mọi người góp phần gìn giữ truyền thống
  • C. Rèn luyện bản thân, kiên trì học tập và tích cực tham gia hoạt động truyền thống của địa phương
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Khi có hành động làm mai một truyền thống quê hương, chúng ta nên làm gì?

  • A. Ngăn chặn không cho nó lan rộng
  • B. Củng cố niềm tin cho mọi người về truyền thống
  • C. Lên án, phê phán hành động làm mai một truyền thống quê hương
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

  • A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
  • B. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.
  • C. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
  • D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

Câu 7: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

  • A. Truyền thống dân tộc.
  • B. Truyền thống quê hương.
  • C. Truyền thống gia đình.
  • D. Truyền thống dòng họ.

Câu 8: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.
  • B. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
  • C. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • D. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

  • A. Tôn sư trọng đạo.
  • B. Nhân ái.
  • C. Thích phô trương, hình thức.
  • D. Hiếu học.

Câu 10: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

  • A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
  • B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
  • D. Đứng xem quá trình đập phá.

Câu 11: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

  • A. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
  • B. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
  • C. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
  • D. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.

Câu 12: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

  • A. Hải Dương.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Hà Nội.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 13: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

  • A. Anh P.
  • B. Ông S và bà K.
  • C. Anh M và ông Q.
  • D. Anh M

Câu 14: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

  • A. lối sống.
  • B. định kiến.
  • C. thời gian.
  • D. quan niệm.

Câu 15: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

  • A. Hưng Yên.
  • B. Hà Nội.
  • C. Ninh Bình.
  • D. Thái Bình.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác