Tắt QC

Trắc nghiệm HĐTN 7 kết nối tri thức kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Muốn rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ cần làm gì?

  • A. Không ăn, không ngủ để thực hiện mục tiêu
  • B. Lập bảng kế hoạch rèn luyện tính kiên trì
  • C. Có hứng thì mới làm việc
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 2: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như

  • A. Vận động viên Ánh Viên
  • B. Nhà bác học Thomas Edison
  • C. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 3: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?

  • A. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi
  • B. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu
  • C. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường

  • A. Để đồ dùng không đúng vị trí
  • B. Đồ đạc lộn xộn, không ngăn nắp
  • C. Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
  • D. Không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

Câu 5:  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

  • A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
  • B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất
  • C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
  • D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí

Câu 6: Những thuận lợi khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?

  • A. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng
  • B. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết
  • C. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái
  • D. Cả B, C

Câu 7: Đâu không là biểu hiện của tính chăm chỉ?

  • A. Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài
  • B. Làm việc gì cũng chỉ được một thời gian đầu xong đó bỏ dở
  • C. Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích
  • D. Nỗ lực tìm cách để đạt được mục tiêu

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Thông tin cá nhân là bảo mật không nên chia sẻ trên mạng xã hội tránh mục đích xấu của người lạ
  • B. Mạng xã hội là nơi thích hợp để tìm ra những người bạn và chia sẻ các thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây
  • C. Mạng xã hội là nơi có nhiều thành phần của xã hội, không phải ai cũng an toàn, khó để tìm kiếm người bạn từ việc làm quen người lạ
  • D. Mạng xã hội là nơi không ai biết rõ về ai, không thể dễ dàng tin tưởng

Câu 9: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như

  • A. Vận động viên Ánh Viên
  • B. Nhà bác học Thomas Edison
  • C. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là cách xử lí đúng khi có kẻ muốn xâm hại mình?

  • A. Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết “Không được, dừng lại!” “Tôi không cho phép!”  có thể kêu cứu nếu cần thiết
  • B. Bỏ đi ngay
  • C. Tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến người mình
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Để trở thành người chăm chỉ thì em nên thực hiện các việc nào sau đây?

  • A. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác
  • B. Cam kết thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra
  • C. Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Đâu là nhận định đúng?

  • A. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta mạnh mẽ hơn
  • B. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta lười biếng
  • C. Khó khăn trong cuộc sống không có lợi ích gì
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 13:  Khi em bị người lạ đi theo, em có thể làm gì để tránh bị nguy hiểm?

  • A. Chạy vào cửa hàng tạp hóa để mượn điện thoại và gọi bố mẹ
  • B. Để cho người lạ đi theo
  • C. Đi vào các con đường vắng vẻ
  • D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 14: Đâu được xem là khó khăn trong cuộc sống?

  • A. Bài toán khó
  • B. Món ăn ngon
  • C. Bộ quần áo đẹp
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 15: Khi gặp tình huống nguy hiểm em nên làm gì?

  • A. Bình tĩnh suy nghĩ, hít sâu thở đều, không hoảng hốt
  • B. Liệt kê các phương án ứng phó
  • C. Tìm cách ứng phó phù hợp
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Bống đang vui vẻ dự sinh nhật ở nhà bạn thì bị một bạn khác cũng là khách đến dự sinh nhật nói những lời bình luận, chê bai khiếm nhã về trang phục của mình. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Bống trong tình huống trên?

  • A. Tỏ ra bình tĩnh và tìm cách chê bai bạn trong bữa tiệc
  • B. Khi nghe những lời này chắc chắn Bống rất khó chịu, bực bội. Bống cần phải thẳng thắn thể hiện cảm xúc của mình và rời đi nơi khác
  • C. Khi nghe những lời này chắc chắn Bống rất khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng đến buổi sinh nhật của bạn, Bống nên bình tĩnh nói với người khách kia rằng mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm riêng về cách ăn mặc. Bạn chê trang phục của tôi thể nhưng chưa chắc trang phục của bạn đang mặc đã là đẹp trong mắt tôi và những người khác
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 17:  Hành động nào dưới đây em không nên làm khi gặp tình huống nguy hiểm

  • A. Hoảng hốt, la hét toán loạn
  • B. Bình tĩnh suy nghĩ, hít sâu thở đều, không hoảng hốt
  • C. Liệt kê các phương án ứng phó
  • D. Tìm cách ứng phó phù hợp

Câu 18: Khi đối diện với cảm xúc tiêu cực cần làm gì?

  • A. Bộc phát nó ngay lập tức
  • B. Ghi nhớ những cảm xúc ấy để tìm cơ hội trả thù
  • C. Kìm nén cảm xúc và tìm cách khắc phục
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 19: Những môn học em còn gặp khó khăn là những môn

  • A. Em mệt mỏi khi học
  • B. Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học
  • C. Em khó tập trung khi học
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Đâu không phải là bước cần thực hiện trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?

  • A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
  • B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • D. Nhờ người lạ đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân

Câu 21: Một số điểm mạnh của học sinh trong học tập như

  • A. Trung thực, không quay cóp trong giờ kiểm tra
  • B. Mạnh dạn xung phong trả lời
  • C. Ghi chép nhanh, đầy đủ, sẵn sàng hỏi lại giáo viên khi chưa hiểu…
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 22: Đâu không phải là việc cần thực hiện trong quá trình xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân ?

  • A. So sánh, đối chiếu giữa tự đánh giá và nhận xét của người khác.
  • B. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
  • C. Ít tham gia các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động cộng đồng,...
  • D. Tự đánh giá dựa trên kết quả học tập, lao động, giao tiếp, ... của bản thân

Câu 23: Một số điểm yếu của học sinh trong học tập như

  • A. Nói chuyện riêng trong lớp học
  • B. Chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
  • C. Dễ nóng tính với bạn bè
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 24: Khi thiết kế clip truyền thông cần tránh lỗi nào?

  • A. Dài dòng, không trọng tâm
  • B. Không đưa ra thông tin chính xác
  • C. Hình ảnh khó nhìn
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường được giới thiệu thông qua những hình thức nào sau đây?

  • A. Trưng bày sản phẩm
  • B. Thuyết trình
  • C. Biểu diễn nghệ thuật
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 26: Đâu là việc làm thể hiện sự giữ gìn truyền thống của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?

  • A. Kết nạp đoàn, đội
  • B. Đeo khăn quàng đỏ
  • C. Đọc 5 điều Bác Hồ dạy
  • D. Cả 4 ý trên

Câu 27: Vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?

  • A. Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia.
  • B. Đóng vai trò là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường.
  • C. Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
  • D. Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường.

Câu 28: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí tôn trọng được hiểu là?

  • A. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp.
  • B. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
  • C. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
  • D. Cả A, B, C

Câu 29: Để góp phần phát huy truyền thống nhà trường, học sinh cần

  • A. Thiết lập mục tiêu theo từng kì năm học; xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân theo từng tuần.
  • B. Rèn luyện bản thân trong học tập và các hoạt động
  • C. Kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi ngày, mỗi tuần và điều chỉnh hoạt động của mình
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 30: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?

  • A. Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
  • B. Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp
  • C. Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
  • D. Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác