Tắt QC

Trắc nghiệm HDTN 7 kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 1 Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 tuần 1: Em với nhà trường - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn là?

  • Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến
  • Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất
  • Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
  • Tất cả các phương án trên

Câu 2: Khi phải làm bài tập nhóm thì có các cách thức hợp tác nào?

  • Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức thực hiện
  • Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên
  • Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí yêu thương được hiểu là?

  • Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
  • Tôn trọng ý kiến của mọi thành viên trong lớp
  • Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
  • Chia sẻ, hỗ trợ, động viên những bạn có hoàn cảnh khó khăn

Câu 4: Tại sao giáo viên có mong muốn học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao?

  • Giáo viên có mong muốn đó vì muốn học sinh có quá trình học tập tích cực, hiệu quả
  • Giáo viên có mong muốn đó vì muốn tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh
  • Giáo viên có mong muốn đó vì muốn thấu hiểu học sinh hơn
  • Tất cả các phương án trên

Câu 5: Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?

  • Thân thiện, cởi mở với các bạn
  • Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
  • Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp 
  • Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp

Câu 6: Lớp em tổ chức buổi tham gia hoạt động dã ngoại. Một số bạn không muốn tham gia. Em có thể làm gì để thể hiện tinh thần hợp tác và hòa đồng với các bạn?

  • Hỏi lý do vì sao các bạn không đi
  • Tích cực vận động các bạn tham gia
  • Thuyết phục các bạn tham gia
  • Tất cả các phương án trên

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
  • Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  • Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô 
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8:  Tại sao giáo viên có mong muốn học sinh chủ động chia sẻ, bày tỏ nguyện vọng, ý kiến của bản thân?

  • Giáo viên có mong muốn đó vì muốn học sinh có quá trình học tập tích cực, hiệu quả
  • Giáo viên có mong muốn đó vì muốn tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh
  • Giáo viên có mong muốn đó vì muốn thấu hiểu học sinh hơn
  • Tất cả các phương án trên

Câu 9: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  • Không nên giao tiếp với nhiều bạn
  • Kì thị sự khác biệt
  • Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
  • Giữ khoảng cách với thầy cô

Câu 10: Phương rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Phương luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.  Nếu Phương học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

  • Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Phương, động viên và khuyến khích Phương cùng tham gia các hoạt động trong lớp
  • Phân công cho Phương những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc
  • Cả hai phương án trên đều đúng
  • Cả hai phương án trên đều sai

Câu 11: Từ nhỏ, Kiên sống cùng ông bà ở một tỉnh miền núi. Năm học này, Kiên về thành phố sống cùng bố mẹ và học lớp 7 ở một trường THCS trong thành phố. Mọi thứ đối với Kiên đều xa lạ, ngay cả cách dạy và cách học của các thầy cô, bạn mới cũng không giống với nơi Kiên đã học trước đây. Nếu Kiên là bạn mới trong lớp em, em sẽ làm gì?

  • Nói với Kiên rằng, em và các bạn trong lớp đều yêu quý Kiên và sẵn sàng giúp đỡ Kiên khi cần
  • Khuyên Kiên nên mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô và các bạn, rủ Kiên cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động
  • Cả hai phương án trên đều đúng
  • Cả hai phương án trên đều sai

Câu 12: TNhững biểu hiện cụ thể của việc hiểu và chia sẻ mong muốn với thầy cô đó là?

  • Lắng nghe, suy ngẫm, thấu hiểu mong muốn của thầy cô; chia sẻ tâm tư, tình cảm, mong muốn của bản thân với thầy cô
  • Trao đổi cùng thầy cô về nhiệm vụ học tập, trao đổi cùng thầy cô về thắc mắc trong học tập và cuộc sống
  • Làm đầy đủ bài tập về nhà, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập và sinh hoạt
  • Tất cả các cách trên

Câu 13: Nhóm của Hằng được lớp giao nhiệm vụ chuẩn bị một tiểu phẩm để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ. Tuy nhiên, ngay trước ngày biểu diễn thì một thành viên bị ốm. Nếu em là Hằng, em sẽ giải quyết như thế nào?

  • Nếu có thể tìm được bạn thay thế thì tập trung các bạn lại để hướng dẫn cho người mới có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
  • Thăm hỏi về tình trạng ốm, bệnh của thành viên nhóm, động viên bạn nghỉ ngơi để giữ gìn sức khoẻ
  • Thay đổi nội dung cho phù hợp với vị trí bị thiếu
  • Tất cả các phương án trên

Câu 14: Khi phải làm bài tập nhóm thì có các cách thức hợp tác nào?

  • Trao đổi về yêu cầu học tập và thống nhất cách thức thực hiện
  • Phân công nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên
  • Chia sẻ thông tin, tài liệu với các bạn
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Cách hợp tác với các bạn có thể là?

  • Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
  • Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
  • Lắng nghe hướng dẫn của thầy cô
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác