Giải SBT bài 1 Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn

Giải SBT bài 1 Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn. Bài học nằm trong SBT(Sách bài tập) Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HOÀ ĐỒNG, HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

Câu 1. Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn? (Đánh dấu X vào Ô tương ứng với những phương án em chọn)

a) Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn b) Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô

c) Phát ngôn tích cực

d) Không nên giao tiếp với nhiều bạn

đ) Thân thiện, cởi mở với thầy cô, các bạn

e) Cùng học, cùng tham gia hoạt động với các bạn

g) Giữ khoảng cách với thầy cô 

h) Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 

i) Khiêm tốn học hỏi thầy cô, các bạn 

k) Tôn trọng sự khác biệt.

Viết ra một điều em hài lòng và một điều em chưa hài lòng về mối quan hệ với thầy cô, các bạn. Giải thích lí do.

  Đáp án: a, b, c, đ, e, h, i, k. 

Câu 2. Hãy viết về một hoạt động mà em đã hợp tác với thầy cô, các bạn để thực hiện nhiệm vụ chung và giải quyết các vấn đề nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ. Tên hoạt động: 

– Nhiệm vụ và cách em đã hợp tác với thầy cô và các bạn để thực hiện:

- Vấn đề nảy sinh: 

– Cách giải quyết vấn đề nảy sinh và kết quả đạt được:

– Bài học rút ra:

  Đáp án:

 – Nhiệm vụ và cách em đã hợp tác với thầy cô và các bạn để thực hiện: hội thi văn nghệ trường

 – Vấn đề nảy sinh: không thống nhất được vai trò các thành viên

– Cách giải quyết vấn đề nảy sinh và kết quả đạt được: Phân chia nhiệm vụ rõ ràng

– Bài học rút ra: Làm việc nhóm cần có ý thức đội nhóm và trách nhiệm.

Câu 3. Nêu cách hợp tác để giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ chung vào bảng dưới đây:

 Đáp án: 

 VỚI CÁC BẠN VỚI THẦY CÔ

Cùng nhau Để xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của tin các bạn; có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm; phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau; tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt.

Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết.

Luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn; chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ; chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô. 

 

Câu 4. Em hãy đề xuất cách phát triển mối quan hệ hoà đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn trong mỗi tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Bố Hoàng là lao động chính trong nhà, nhưng không may trên đường đi làm đã bị tai nạn giao thông nghiêm trọng nên mấy hôm nay Hoàng không đến lớp học

 Đáp án: Nếu học cùng lớp với Hoàng, em và các bạn trong lớp sẽ đến nhà Hoàng hỏi thăm, động viên bạn và gia đình; cùng nhau giúp đỡ bạn trong học tập (chép bài, giảng bài cho bạn), trong cuộc sống (đóng góp tiền ủng hộ gia đình bạn). 

Tình huống 2. Trong các giờ học, Quang sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Quang chỉ đạt ở mức trung bình kém. Quang luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn.

 

 Đáp án:  Nếu là bạn của Quang, em sẽ khuyên Quang nên gặp thầy giáo dạy môn Toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân và nhờ thầy giúp đỡ, đồng thời gặp những bạn học tốt môn Toán trong lớp, một nhờ các bạn giảng lại những chỗ không hiểu và hướng dẫn phương pháp học môn Toán. Khuyên Quang tin rằng mình sẽ học Toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn Toán cũng như các bạn tiên trong lớp. 

Tình huống 3. Nguyệt rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Nguyệt luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.

  Đáp án:  Nếu Nguyệt học cùng lớp với em, em và các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Nguyệt, động viên và khuyến khích Nguyệt cùng tham gia các hoạt động trong lớp. Phân công cho Nguyệt những việc phù hợp với khả năng của bạn để bạn luôn hoàn thành công việc.

Tình huống 4.Từ nhỏ, Kim sống cùng ông bà ở một tỉnh miền núi. Năm học này, Kim về thành phố sống cùng bố mẹ và học lớp 7 ở một trường THCS trong thành phố. Mọi thứ đối với Kim đều xa lạ, ngay cả cách dạy và cách học của các thầy cô, bạn mới cũng không giống với nơi Kim đã học trước đây

 Đáp án:  Nếu Kim là bạn mới trong lớp em, em sẽ khuyên Kim nên mạnh dạn trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với thầy cô và các bạn, lỗi kéo Kim All cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động. Em sẽ nói với Kim rằng, em và các bạn trong lớp đều yêu quý Kim và sẵn sàng giúp đỡ Kim khi cần. 

Câu 5. Hãy ghi lại những việc em đã thực hiện được và kết quả thực hiện các tiêu chí "Lớp học hạnh phúc" do em và các bạn đã xây dựng. Cảm nhận của em về "Lớp học hạnh phúc":

 Đáp án: Các tiêu chí xây dựng “Lớp học hạnh phúc:

+ Tiêu chí 1. Yêu thương: Học sinh yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ thể thực....; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.

+Tiêu chí 2. Tôn trọng: Mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt đối xử và kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sbthoạt động trải nghiệm 7 sách mới, giải sbt HĐTN 7 kết nối, giải hướng nghiệp 7 KNTT bài 1, giải bài phát triển mối quan hệ hòa đồng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác