Giải SBT bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm
Giải SBT bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm. Bài học nằm trong SBT(Sách bài tập) Hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Cách giải ngắn gọn, dễ hiểu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TỰ BẢO VỆ TRONG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Câu 1. Nhận diện tình huống nguy hiểm trong các hình dưới đây và viết ra cách thức phòng tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trong mỗi tình huống:
Đáp án:
Tình huống 1. Hôm nay là ngày cuối tuần nên An được bố mẹ cho phép sang nhà bạn học cùng lớp để chơi. Trên đường đi, bỗng nhiên con chó nhà bác hàng xóm từ trong sân chạy ra và lao về phía An.
Tình huống 2. Trong giờ kiểm tra môn Toán, một bạn trong lớp muốn Ngọc cho chép bài làm nhưng Ngọc không đồng ý. Vì không đạt được mục đích, bạn kia đã đe doạ khi hết giờ sẽ dạy cho Ngọc một bài học.
Tình huống 3. Gần đây trong khối 7 của trường nổi lên phong trào “đăng hình câu like, đủ like là làm” trên facebook, khi lượt like của người đăng hình đạt tới một số lượng nhất định thì người đăng hình sẽ thực hiện một việc làm mà mọi người yêu cầu. Bạn Loan lớp em cũng tham gia vào phong trào này. Nhưng khi lượt like trong hình đăng của Loan đạt đến số lượng theo quy định thì xuất hiện một số đối tượng yêu cầu thực hiện những việc làm không nghiêm túc. Khi Loan không thực hiện theo yêu cầu, bọn chúng đã lên mạng xã hội để nói xấu, xúc phạm và đe doạ Loan làm cho Loan rất hoang mang và sợ hãi.
Câu 2. Hãy nêu cách thức tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm. (Đánh dấu X vào ô tương ứng với phương án em lựa chọn – có thể chọn nhiều đáp án đúng)
1. Nên làm gì để phòng tránh bị xâm hại cơ thể?
a) Không đi nhờ xe người lạ
b) Nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do
c) Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ
d) Không ở trong phòng kín một mình với người lạ
2. Cần phải làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình?
a) Tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến người mình
b) Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết “Không được, dừng lại!” “Tôi không cho phép!” có thể kêu cứu nếu cần thiết
c) Bỏ đi ngay
d) Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh
3. Trong trường hợp bị xâm hại, cần phải làm gì?
a) Kể ngay việc đó với người tin cậy để nhờ giúp đỡ. Nếu người đó tỏ ra chưa tin lời bạn nói, bạn sẽ nói lại để họ tin hoặc tìm người khác có thể giúp đỡ được mình
b) Tố cáo với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm (nếu sự việc là nghiêm trọng)
c) Nếu cơ thể bị thương tổn về thể chất hoặc tinh thần thì đến ngay cơ sở y tế, các tổ chức dịch vụ, tư vấn về sức khoẻ để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời
d) Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh
Đáp án: 1: a, b, c, d;
2: a, b, c, d;
3: a, b, c, d. .
Câu 3. Chọn các từ trong khung để điền vào các chỗ trống (...) trong câu sau sao cho phù hợp: a) lo lắng; b) khó khăn; c) chia sẻ; d) tâm sự; đ) giúp đỡ; e) tin cậy
Xung quanh chúng ta có nhiều người đáng ..(1)..., luôn sẵn sàng ...(2)... theo trong lúc ta gặp ...(3).. Chúng ta có thể ...(4)...(5)... để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện ....(6)...., sợ hãi, bối rối, khó chịu,...
Đáp án: 1–e; 2–đ; 3–b; 4–c; 5–d; 6–a.
Câu 4. Nêu cách xử lí để tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm dưới đây:
Đáp án: Gợi ý cách tự bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm:
Tình huống 1. An nên xử lí theo những cách sau: Không hốt hoảng; không nhìn chằm chằm vào con chó; giữ bình tĩnh, không bỏ chạy; tìm cách đánh lạc hướng; đi giật lùi thay vì quay người bỏ chạy.
Tình huống 2. Ngọc nên khéo léo giải thích cho bạn hiểu ý tốt của mình. Nếu bạn vẫn doạ và giữ ý định cho Ngọc một bài học, Ngọc nên báo với cán bộ lớp hoặc thầy, cô giáo nhờ can thiệp.
Tình huống 3. Loan khéo léo, cương quyết từ chối lời đề nghị làm việc không nghiêm túc. Nếu những người đó tiếp tục đe doạ, Loan nên bình tĩnh nhờ người có trách nhiệm can thiệp. Cùng với đó, Loan không nên lên mạng xã hội nữa mà nên tập trung vào học tập và rèn luyện
Câu 5. Ghi tóm tắt ý kiến của em để tham gia tranh biện về quan niệm “Mạng xã hội là nơi thích hợp để tìm ra những người bạn và chia sẻ các thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây”.
Đáp án:
- Mạng xã hội là nơi không ai biết rõ về ai, không thể dễ dàng tin tưởng.
- Mạng xã hội là nơi có nhiều thành phần của xã hội, không phải ai cũng an toàn, khó để tìm kiếm người bạn từ việc làm quen người lạ.
- Thông tin cá nhân là bảo mật không nên chia sẻ trên mạng xã hội tránh mục đích xấu của người lạ.
Câu 6. Mô tả sản phẩm “Tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm” mà em và các bạn đã thiết kế
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận