Tóm tắt kiến thức hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

HOẠT ĐỘNG 1. CHIA SẺ NHỮNG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TRONG CUỘC SỐNG

  • Tình huống được coi là nguy hiểm là tình huống có thể gây hại đến tính mạng con người.
  • Một số tình huống nguy hiểm: hỏa hoạn, điện giật, đuối nước, bạo lực, xâm hại cơ thể, nghiện trò chơi điện tử...
  • Tình huống nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận diện được các tình huống nguy hiểm và biết cách phòng tránh để tự bảo vệ.

HOẠT ĐỘNG 2. XÁC ĐỊNH XÁC THỨC TỰ BẢO VỆ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

  • Bảo vệ mình khi bị xâm hại tình dục:
    • Chạy đến chỗ đông người
    • Báo ngay sự việc với người thân, người có trách nhiệm hoặc gọi cho số điện thoại 111
  • Bảo vệ mình khi bị bạo lực học đường:
    • Tìm cách chạy thoát hoặc chạy đến nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh
    • Báo với phụ huynh, thầy cô giáo nhờ sự giúp đỡ.
  • Bảo vệ mình khi bị lôi kéo chơi trò chơi điện tử:
    • Từ chối tham gia khi bạn rủ rê
    • Tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh
  • Bảo vệ mình khi bị bắt cóc
    • Không đi một mình ngoài đường vắng, đêm khuya
    • Khi bị bắt cóc cần quan sát, tìm cách liên lạc tìm sự giúp đỡ từ người thân và cảnh sát...

KẾT LUẬN:

  • Để tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, điều đầu tiền và quan trọng cần thực hiện là phải đề phòng từ xa, tránh bị lôi kéo hoặc rời vào tình huống nguy hiểm.
  • Khi rơi vào tình huống nguy hiểm, cần phải bình tĩnh tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh hoặc gọi cứu trợ khẩn cấp (111, 112, 113, 114, 115...)

HOẠT ĐỘNG 3. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ TRONG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

a. Xử lí tình huống

  • TH1: Kể chuyện, tâm sự với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp khuyên ngăn và giải quyết bất hoà với bạn.
  • TH2: Ngoan ngoãn đưa chiếc xe đạp cho bọn họ sau đó về nhà kể chuyện với bố mẹ để báo công an, trích xuất camera và tìm ra hai người lạ mặt đó.
  • TH3: Lập tức từ chối yêu cầu xin số điện thoại của người đàn ông đó và chạy thật nhanh về nhà bác hàng xóm để nhờ bác đưa về hoặc chờ bố mẹ đến đón.
  • TH4: Bình tĩnh lấy một cây gậy dài để xua đuổi chúng đi xa và chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó.

b. Tranh biện

Các nhóm tranh biện, bảo vệ quan điểm của nhóm.

HOẠT ĐỘNG 4. THIẾT KẾ VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VỀ VIỆC TỰ BẢO VỆ TRƯỚC CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

Khi văn hóa, kinh tế và xã hội phát triển, sẽ có một số hệ lụy đi kèm, trong đó có các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em tăng lên. Việc mất cảnh giác, chủ quan, thiếu kĩ năng có thể khiến các em rơi vào nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vì vậy, các em cần chuẩn bị cho mình kiến thức và kĩ năng để có thể tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm đó.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm, kiến thức trọng tâm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm, nội dung chính bài Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác