Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì II(P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 2(P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?
- A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
- C. Ngành luật.
- D. Hệ thống pháp luật.
Câu 2: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?
- A. Quy phạm pháp luật.
- B. Chế định pháp luật.
- C. Ngành luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?
A. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.
- B. Quy tắc xử sự áp dụng trong quan hệ giữa mọi người.
- C. Quy tắc xử sự để đảm bảo an toàn cuộc sống.
- D. Quy tắc xử sự được áp dụng riêng trong một cơ quan, tổ chức.
Câu 4: Khi soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo
- A. Trình tự và thủ tục đặc biệt.
- B. Đa số biểu quyết.
- C. Luật hành chính.
D. Sự hướng dẫn của chính phủ.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?
- A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
- B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
- D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Câu 6: Từ khi lập nước đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. 5.
Câu 7: Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
- A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
- B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Thực hiện pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm việc nào dưới đây?
- A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
- B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Làm những việc theo sở thích của mình.
- D. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 9: Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?
- A. Cán bộ nhà nước.
- B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.
Câu 10: Hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật được gọi là gì?
- A. Sử dụng pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
- C. Áp dụng pháp luật.
- D. Vi phạm pháp luật.
Câu 11: Người sản xuất kinh doanh nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
- A. Tôn trọng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
- C. Đề cao pháp luật.
- D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 12: Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm nào sau đây?
- A. Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- B. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- C. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- A. 2.
- B. 3.
C. 4.
- D. 5.
Câu 14: Nội dung của cá nhân phụ trách là khi công việc của Đảng, của cấp uỷ, của tập thể sau khi đã được bàn bạc thấu đáo đi đến ra nghị quyết hoặc quyết định thì phải được phân công cho từng người phụ trách thi hành. Việc gì một người không làm được thì phải giao cho một tập thể thực hiện. Nếu tập thể thực hiện thì cũng phải có người đứng đầu tập thể đó chịu trách nhiệm chính. Người phụ trách là người phải có đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo nghĩa là phải quyết tâm tổ chức thực hiện đúng việc tập thể đã bàn, đã quyết.
Ví dụ trên thuộc nguyên tắc nào của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- A. Đảm bảo tính pháp quyền.
- B. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
- D. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Câu 15: Tòa án nhân dân là
A. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- B. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập pháp.
- C. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hiến pháp.
- D. cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, lập pháp, hiến pháp.
Câu 16: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước.
- A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. Cơ quan quản lí các hoạt động tư pháp.
C. Cơ quan thực hành quyền công tố.
- D. Cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp.
Câu 17: Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng và các Uỷ ban) và định kì họp như thế nào?
- A. 1 năm 3 lần.
B. 1 năm 2 lần.
- C. 2 năm 4 lần.
- D. 2 năm 1 lần.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây nói về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân?
- A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
- C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Đâu là nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị?
- A. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- B. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- C. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào?
A. Tự nguyện.
- B. Bắt buộc.
- C. Bình đẳng.
- D. Tự do.
Câu 21: Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?
- A. Phát triển tình hữu nghị với các nước trên thế giới.
- B. Chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
- C. Góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22: Nước Cộng hoà .......... Việt Nam là một quốc gia .......... , có chủ quyền, .......... và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- A. xã hội dân chủ, độc lập, thống nhất.
B. xã hội chủ nghĩa, độc lập, thống nhất.
- C. xã hội chủ nghĩa, đô hộ, thống nhất.
- D. xã hội dân chủ, đô hộ, thống nhất.
Câu 23: Nhiệm vụ không phải của Quốc Hội là
- A. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
- B. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
C. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội.
- D. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.
Câu 24: Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
- A. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng.
- C. Quyết định đặc xá.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định là nhiệm vụ của
- A. Chủ tịch nước.
B. Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Chính quyền địa phương.
Câu 26: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?
- A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. Các quyền về chính trị, dân sự.
- C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
- D. Các quyền về kinh tế, dân sự.
Câu 27: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?
- A. Chính phủ.
- B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
- C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 28: Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?
A. Bảo vệ và bảo đảm.
- B. Bảo vệ và duy trì.
- C. Duy trì và phát triển.
- D. Duy trì và bảo đảm.
Câu 29: Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?
- A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
D. Cả A, và B đều đúng.
Câu 30: Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?
- A. Nhà nước.
- B. Học sinh.
C. Công dân.
- D. Cán bộ.
Câu 31: Vì cho rằng giám đốc công ty quyết định kỉ luật mình là sai quy định của pháp luật, trên cơ sở Luật Khiếu nại, chị An đã làm đơn khiếu nại quyết định của giám đốc công ty. Việc làm này của chị An là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
- A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
- D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.
Câu 32: Pháp luật có mấy đặc điểm?
- A. 1.
- B. 2.
C. 3.
- D. 4.
Câu 33: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung đối với những ai dưới đây?
- A. Đối với những người từ 18 tuổi trở lên.
- B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
- C. Đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức.
D. Đối với mọi công dân của đất nước.
Câu 34: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Hiến pháp về văn hoá?
- A. Anh G hay có hành vi đánh chửi vợ con.
- B. Bà M thường chê bai các loại hình nghệ thuật truyền thống.
C. Bạn C luôn có ý thức thực hiện trách nhiệm công dân về xây dựng gia đình ấm no.
- D. Anh K luôn ngăn cản các con tiếp cận các thông tin đại chúng về giáo dục.
Câu 35: Hiến pháp năm 2013 khẳng định nền kinh tế Việt Nam có những đặc điểm gì?
- A. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- B. Nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
- C. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 36: Công dân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường?
- A. Chủ động tìm hiểu về nền kinh tế, các thành phần kinh tế theo quy định của Hiến pháp.
- B. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào về văn hoá, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- C. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến pháp về các lĩnh vựC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 37: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
A. Cử tri ở địa phương.
- B. Cử tri Quốc hội.
- C. Ủy ban thường vụ.
- D. Quốc hội.
Câu 38: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan
- A. công tác nhà nước ở địa phương.
B. quyền lực nhà nước ở địa phương
- C. điều hành sản xuất ở địa phương.
- D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Câu 39: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương.
- B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
- C. Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?
A. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
- C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bình luận