Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì II(P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế và pháp luật 10 cánh diều học kì 2(P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan
- A. đại biểu của nhân dân địa phương.
B. hành chính nhà nước ở địa phương.
- C. tổ chức sản xuất ở địa phương.
- D. bảo vệ nhà nước ở địa phương.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây nói về đặc điểm hoạt động của Hội đồng nhân dân?
- A. Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra mỗi năm ít nhất hai kì.
- B. Xem xét, thông qua các nghị quyết về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh.
- C. Đưa ra biểu quyết, bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Cơ quan nào dưới đây không là cơ quan chính quyền địa phương?
- A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An.
- B. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
C. Trường Đại học Quy Nhơn.
- D. Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Câu 4: Khi soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo
- A. Trình tự và thủ tục đặc biệt.
- B. Đa số biểu quyết.
- C. Luật hành chính.
D. Sự hướng dẫn của chính phủ.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?
- A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
- B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
- D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Câu 6: Từ khi lập nước đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
D. 5.
Câu 7: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mấy nguyên tắc cơ bản?
- A. 2.
B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 8: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng mấy hình thức cơ bản?
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 9: Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhưng anh G lại thấy đây là hoạt động không cần thiết vì đó là hoạt động tự nguyện của mỗi người.
Hãy nhận xét hành động của Uỷ ban nhân dân xã B.
A. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- B. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng nghĩa vụ khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- C. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
- D. Uỷ ban nhân dân xã B chưa thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
Câu 10: Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
- A. Cảnh cáo.
B. Nghiêm trị.
- C. Nhắc nhở.
- D. Cải tạo nhân cách.
Câu 11: Người nào dưới đây đang công tác trong tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam?
- A. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z.
- B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.
C. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.
- D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.
Câu 12: Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm nào sau đây?
- A. Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- B. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- C. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Công dân là
A. người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.
- B. người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.
- C. người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.
- D. người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định
Câu 14: Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự ở các nội dung nào sau đây?
- A. Quyền có nơi ở hợp pháp.
- B. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định.
- C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?
- A. Quyền tự do đi lại và cư trú.
B. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
- C. Quyền tự do kinh doanh.
- D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Câu 16: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước.
- A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. Cơ quan quản lí các hoạt động tư pháp.
C. Cơ quan thực hành quyền công tố.
- D. Cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp.
Câu 17: Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng và các Uỷ ban) và định kì họp như thế nào?
- A. 1 năm 3 lần.
B. 1 năm 2 lần.
- C. 2 năm 4 lần.
- D. 2 năm 1 lần.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây nói về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân?
- A. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
- C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm mục đích gì?
- A. Đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân.
- B. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng.
- C. Đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về văn hoá?
- A. Phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của nhân dân.
B. Phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
- C. Xây dựng con người Việt Nam đủ đức và đủ tài.
- D. Xây dựng con người Việt Nam có văn hoá, giàu lòng yêu nước.
Câu 21: Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước quy định những nội dung gì sau đây về lĩnh vực môi trường?
- A. Chính sách bảo vệ môi trường.
- B. Quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- C. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 22: Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là của Toà án nhân dân?
- A. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
C. Bảo vệ mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
- D. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Câu 23: Nhiệm vụ không phải của Quốc Hội là
- A. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
- B. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
C. Thống nhất quản lí nhà nước về các lĩnh vực trong xã hội.
- D. Quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia.
Câu 24: Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn nào sau đây?
- A. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- B. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng.
- C. Quyết định đặc xá.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Xây dựng và tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định là nhiệm vụ của
- A. Chủ tịch nước.
B. Chính phủ.
- C. Quốc hội.
- D. Chính quyền địa phương.
Câu 26: Công dân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường?
- A. Chủ động tìm hiểu về nền kinh tế, các thành phần kinh tế theo quy định của Hiến pháp.
- B. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào về văn hoá, bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- C. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến pháp về các lĩnh vựC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu với mục đích gì?
- A. Nhằm nâng cao trình độ nhận thức, năng lực trí tuệ của nhân dân.
- B. Phát triển nguồn nhân lực đất nước.
- C. Bồi dưỡng nhân tài góp phần xây dựng đất nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28: Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?
- A. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
- B. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự
- C. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29: Bất kì người hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, là thể hiện đặc trưng nào dưới dãy của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
- B. Tính quyền lực nhà nước.
- C. Tính cưỡng chế áp đặt của Nhà nước.
- D. Tịnh kinh tế xã hội.
Câu 30: Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?
- A. Nhà nước.
- B. Học sinh.
C. Công dân.
- D. Cán bộ.
Câu 31: Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?
- A. Quy phạm pháp luật.
B. Chế định pháp luật.
- C. Ngành luật.
- D. Hệ thống pháp luật.
Câu 32: Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?
- A. Quy phạm pháp luật.
- B. Chế định pháp luật.
- C. Ngành luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 33: Nội dung nào dưới đây là quy phạm pháp luật?
A. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành.
- B. Quy tắc xử sự áp dụng trong quan hệ giữa mọi người.
- C. Quy tắc xử sự để đảm bảo an toàn cuộc sống.
- D. Quy tắc xử sự được áp dụng riêng trong một cơ quan, tổ chức.
Câu 34: Văn bản pháp luật các cơ quan nào ban hành?
- A. Quốc hội.
B. Nhà nước.
- C. Chính phủ.
- D. Chủ tịch nước.
Câu 35: Biểu hiện của tuân thủ pháp luật là
- A. Người kinh doanh khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm pháp luật thuế.
- B. Học sinh đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
C. Người tham gia giao thông không vượt đèn đỏ tại các ngã tư đường.
- D. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
Câu 36: Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?
- A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
- B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
- C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Cả A,B, C đều đúng.
Câu 37: Thực hiện pháp luật là
- A. hành vi hợp pháp của mỗi cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
- B. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của hiến pháp, pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
C. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.
- D. hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống kinh tế - xã hội.
Câu 38: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan
- A. công tác nhà nước ở địa phương.
B. quyền lực nhà nước ở địa phương
- C. điều hành sản xuất ở địa phương.
- D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Câu 39: Công dân cần làm gì để bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương?
- A. Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương.
- B. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.
- C. Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 40: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?
A. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- B. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
- C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bình luận