Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lý 7 kết nối tri thức bài 3 Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 3 Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Âu - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là

  • A. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
  • B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
  • C. Tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải.
  • D. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ? 

  • A. Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức 
  • B. Hoạt động du lịch biển 
  • C. Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển. 
  • D. Sự cố tràn dầu trên biển

Câu 3: Để cải thiện chất lượng không khí, biện pháp nào được sử dụng ở các thành phố châu Âu?

  • A. Ngăn cấm chặt phá, đốt rừng.
  • B. Sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng.
  • C. Sử dụng túi môi trường thay thế túi ni-lon.
  • D. Sử dụng năng lượng mặt trời.

Câu 4: Hiện tượng thủng tầng ô-dôn sẽ tác động ra sao đến sức khỏe con người? 

  • A. Đem đến các trận mưa a-xit 
  • B. Gây ra các bệnh về đường hô hấp 
  • C. Gây ung thư da 
  • D. Mực nước biển dâng cao

Câu 5: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là

  • A. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • B. Đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
  • C. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp.

Câu 6: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là gì? 

  • A. Kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại 
  • B. Trồng rừng và bảo vệ rừng 
  • C. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch 
  • D. Cả hai ý B và C

Câu 7: Đối với khoáng sản nguyên nhiên liệu (dầu mỏ, khí tự nhiên), các quốc gia nào châu Âu đã sử dụng giải pháp nào để hạn chế giảm khí thải CO2 vào khí quyển?

  • A. Kiểm soát khí thải.
  • B. Tạm dừng khai thác khoáng sản.
  • C. Đánh thuế cac-bon, thuế tiêu thụ.
  • D. Sử dụng năng lượng tái tạo.

Câu 8: Loại khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm Trái Đất nóng lên?

  •  A. Khí CO2 
  • B. Khí Nitơ 
  • C. Khí Hi-đrô 
  • D. Khí Ô-xi

Câu 9: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là

  • A. Kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại.
  • B. Trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • C. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
  • D. Cả hai ý B và C.

Câu 10: Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu?

  • A. Chặt phá, cháy rừng.
  • B. Rác thải sinh hoạt, công cộng.
  • C. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  • D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng.

Câu 11: Những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là do đâu? 

  • A. Các hoạt động sản xuất công nghiệp 
  • B. Tiêu thụ năng lượng 
  • C. Vận tải đường bộ 
  • D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 12: Quốc gia nào có mật độ xe đạp ghi nhận tham gia giao thông nhiều nhất ở châu Âu?

  • A. Anh.
  • B. Đức.
  • C. Đan Mạch.
  • D. Tây Ban Nha.

Câu 13: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng gì? 

  • A. Thủy triều đen 
  • B. Thủy triều đỏ. 
  • C. Triều cường 

  • D. Triều kém

Câu 14: Các quốc gia châu Âu đã sử dụng bao nhiêu biện pháp để cải thiện chất lượng không khí?

  • A. Ba.
  • B. Bốn.
  • C. Năm.
  • D. Sáu

Câu 15: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là gì? 

  • A. Kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải 
  • B. Đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông 
  • C. Tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải 
  • D. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác