Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều học kì 2 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự phân hóa thiên nhiên Trung và Nam Mỹ không phải do yếu tố nào gây ra?

  • A. Vĩ độ.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Con người.

Câu 2: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, người dân trồng các loại cây nào?

  • A. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
  • B. Cây hoa màu và cây công nghiệp ôn đới.
  • C. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
  • D. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.

Câu 3: Bộ tộc người bản địa của Trung và Nam Mỹ là bộ tộc nào?

  • A. Người Mai-a.
  • B. Người A-xơ-tếch.
  • C. Người In-ca.
  • D. Người Anh-điêng.

Câu 4: Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Bắc Mỹ?

  • A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • B. Gia tăng dân số tự nhiên.
  • C. Thành phần chủng tộc đa dạng.
  • D. Đô thị hóa phát triển.

Câu 5: Điền trang là hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở khu vực nào?

  • A. Trung và Nam Mỹ.
  • B. Bắc Mỹ.
  • C. Trung và Nam Phi.
  • D. Bắc Á.

Câu 6: Từ Bắc đến Nam Trung và Nam Mỹ lần lượt có những đới khí hậu nào?

  • A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, núi cao.
  • B. Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.
  • C. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cận xích đạo. cận nhiệt.
  • D. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận xích đạo.

Câu 7: Nguồn nước sông ở Bắc Mỹ chủ yếu ở đâu?

  • A. Nước ao, hồ.
  • B. Mưa, tuyết và băng tan.
  • C. Băng tan.
  • D. Nguồn nước ngầm, mưa.

Câu 8: Cuộc phát kiến địa lí của C.Cô-lôm-bô đã có tác động như thế nào đối với thế giới?

  • A. Giúp thế giới biết thêm về một vùng đất mới.
  • B. Mở đường cho người châu Âu khai phá châu Mỹ.
  • C. Đa dạng đặc sắc về văn hóa, dân cư và lịch sử.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập nhằm mục đích gì?

  • A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu.
  • B. Cạnh tranh với các khối kinh tế ASEAN.
  • C. Khống chế các nước Mĩ La-tinh.
  • D. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Câu 10: Miền núi Cooc-đi-e có những đặc điểm gì?

  • A. Gồm nhiều dãy núi song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
  • B. Gồm những dãy núi có hướng đông bắc-tây nam, cao trung bình 400-500m.
  • C. Nhiều đồng bằng xen lẫn các cao nguyên sơn nguyên có độ cao thấp.
  • D. Địa hình núi cao hiểm trở, cao nguyên và đồng bằng xen kẽ.

Câu 11: Nguồn tài nguyên rừng bị suy giảm do đâu?

  • A. Khai thác rừng.
  • B. Cháy rừng.
  • C. Biến đổi khí hậu.
  • D. Khai thác khoáng sản.

Câu 12: Ngành công nghiệp phát triển mạnh ở vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là

  • A. Dệt và thực phẩm.
  • B. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.
  • C. Luyện kim và cơ khí.
  • D. Điện tử và hàng không vũ trụ.

Câu 13: Quốc gia nào dưới đây có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất ở vùng Bắc Mỹ?

  • A. Canada.
  • B. Bra-xin.
  • C. Mê-hi-cô.
  • D. Hoa Kì.

Câu 14: Phía Đông Trung Mỹ phát triển rừng mưa nhiệt đới do đâu?

  • A. Hướng địa hình.
  • B. Lượng mưa lớn.
  • C. Dòng biển nóng hoạt động thường xuyên.
  • D. Vị trí giáp biển.

Câu 15: Những quốc gia nào ở Nam Mỹ xuất khẩu lúa mì?

  • A. Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay.
  • B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na.
  • C. U-ru-goay, Chi-le.
  • D. Bra-xin, Chi-le.

Câu 16: Tại sao chủ tộc Nê-grô-it từ Châu Phi lại nhập cư sang Châu Mỹ?

  • A. Di dân buôn bán.
  • B. Bị bắt làm nô lệ.
  • C. Đi tìm nguồn tài nguyên mới.
  • D. Xuất khẩu lao động.

Câu 17: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Dân số.
  • C. Đô thị.
  • D. Di dân.

Câu 18: Người châu Âu chủ yếu đến từ những nước nào?

  • A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
  • B. Đức và I-ta-li-a.
  • C. Thụy điển và Bỉ.
  • D. Anh và Pháp.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ?

  • A. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc - Nam.
  • B. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông Tây.
  • C. Thiên nhiên thay đổi theo chiều cao.
  • D. Thiên nhiên thay đổi theo hướng địa hình.

Câu 20: Bắc Mỹ phát triển nền kinh tế đa dạng, đời sống cư dân ở mức cao do đâu?

  • A. Phương thức khai thác hợp lí và bền vững.
  • B. Địa hình bằng phẳng, lãnh thổ rộng.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • D. Khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Câu 21: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông của lục địa Ô-xtrây-li-a mở rộng nhất là bao nhiêu km?

  • A. 3000km.
  • B. 4000km.
  • C. 5000km.
  • D. 6000km.

Câu 22: Từ Bắc xuống Nam, bờ tây của châu Mỹ là địa hình nào?

  • A. Núi cao.
  • B. Núi thấp.
  • C. Đồng bằng.
  • D. Sơn nguyên

Câu 23: Bắc Mỹ có diện tích đất đồng bằng rộng lớn nhưng hiện nay đang bị thoái hóa mạnh do nguyên nhân nào?

  • A. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.
  • B. Sử dụng phân bón hóa học lớn và thuốc bảo vệ thực vật.
  • C. Chất thải công nghiệp.
  • D. Nguồn nước bị ô nhiễm.

Câu 24: Hướng thay đổi cấu trúc công nghiệp của vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương hiện nay là tập trung phát triển

  • A. Các ngành dịch vụ.
  • B. Các ngành công nghiệp kĩ thuật cao.
  • C. Các ngành công nghiệp truyền thống.
  • D. Cân đối giữa nông - công và dịch vụ.

Câu 25: Để phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn ngành chăn nuôi nào chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a?

  • A. Chăn nuôi cừu.
  • B. Chăn nuôi bò.
  • C. Chăn nuôi dê.
  • D. Chăn nuôi lợn.

Câu 26: Dân cư đang chuyển từ phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở

  • A. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Đại Tây Dương.
  • B. Phía Nam và duyên hải ven Đại Tây Dương.
  • C. Phía Tây Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
  • D. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.

Câu 27: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

  • A. Tỉ lệ dân đô thị cao, đứng đầu thế giới.
  • B. Đô thị hóa phát triển nhờ hoạt động nông nghiệp.
  • C. Các đô thị tập trung ven Thái Bình Dương.
  • D. Càng vào sâu trong nội địa, đô thì lớn, tập trung đông.

Câu 28: Càng lên cao thiên nhiên của dãy núi An-đét càng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của yếu tố nào?

  • A. Hướng địa hình.
  • B. Độ cao địa hình.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 29: Khu vực nào ở Ô-xtrây-li-a có lượng mưa cao nhất?

  • A. Dải bờ biển hẹp ở phía Bắc.
  • B. Sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
  • C. Dải đất hẹp phía nam lục địa.
  • D. Phía nam của đảo Ta-xma-ni-a.

Câu 30: Các đồng bằng Nam Mỹ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là

  • A. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.
  • B. Pam-pa, La-pla-ta, A-ma-dôn.
  • C. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
  • D. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta

Câu 31: Đâu là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Ô-xtrây-li-a?

  • A. Tiếng Anh.
  • B. Tiếng A-rập.
  • C. Tiếng Hoa.
  • D. Tiếng Hi Lạp.

Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?

  • A. Vùng nông nghiệp có diện tích hẹp ngang, kéo dài.
  • B. Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ.
  • C. Đất đai rộng, bằng phẳng.
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 33: Sự phân hóa theo chiều cao thể hiện rõ rệt nhất ở đâu?

  • A. Các sơn nguyên phía Đông.
  • B. Đồng bằng ở giữa.
  • C. Dãy núi An-đét.
  • D. Phía Nam Nam Mỹ.

Câu 34: Vùng đất Bắc Mỹ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão, lũ lớn là

  • A. Miền núi phía tây.
  • B. Ven biển Thái Bình Dương.
  • C. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
  • D. Khu vực phía bắc Hồ Lớn.

Câu 35: Quốc gia nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất ở Trung và Nam Mỹ?

  • A. Bra-xin.
  • B. Mê-hi-cô.
  • C. Ac-hen-ti-na.
  • D. Vê-nê-du-ê-la.

Câu 36: Ngành công nghiệp nào của Mê-hi-cô có ưu thế phát triển nhất?

  • A. Dệt, thực phẩm.
  • B. Khai khoáng, luyện kim.
  • C. Cơ khí và điện tử.
  • D. Khai khoáng và chế biến lọc dầu.

Câu 37: Phía đông dãy Trường Sơn lại mưa nhiều hơn phía tây dãy Trường Sơn do đâu?

  • A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Mậu dịch.
  • B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tây ôn đới.
  • C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Đông cực.
  • D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tín phong.

Câu 38: Đặc điểm nào không phải vai trò của rừng A-ma-dôn?

  • A. Là “lá phổ xanh” của Trái Đất.
  • B. Cung cấp số lượng gỗ lớn cho sản xuất công nghiệp.
  • C. Nguồn dự trữ sinh học quý giá.
  • D. Điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.

Câu 39: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu thế giới về

  • A. Sản lượng lúa gạo.
  • B. Doanh thu du lịch.
  • C. Công nghiệp hóa.
  • D. Đô thị hóa.

Câu 40: Tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống?

  • A. Địa hình thấp, trũng.
  • B. Khí hậu khô hạn.
  • C. Khoáng sản nghèo nàn.
  • D. Nhiều núi lửa đang hoạt động.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác