Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 cánh diều học kì 2 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nghèo khoáng sản, khí hậu nóng ẩm quanh năm, rừng phát triển là đặc điểm tự nhiên của
- A. lục địa Ô-xtrây-li-a.
- B. phía bắc lục địa Ô-xtrây-li-a.
- C. phía tây lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. phần lớn các đảo của châu Đại Dương.
Câu 2: Kiều khí hậu cận nhiệt phân bố chủ yếu ở đâu Bắc Mỹ?
A. Phía Nam Bắc Mỹ.
- B. Phía Bắc Bắc Mỹ.
- C. Phía Đông Bắc Mỹ.
- D. Phía Tây Bắc Mỹ.
Câu 3: Bộ tộc nào không phải là người bản địa của châu Đại Dương
- A. Ô-xtra-lô-it.
- B. Mê-la-nê-diêng.
- C. Pô-li-nê-diêng.
D. Nê-gro-it.
Câu 4: Mục đích chính thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua là
- A. Cạnh tranh với các nước Bắc Mỹ.
B. Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kỳ.
- C. Cạnh tranh thị trường với các nước châu Âu.
- D. Tạo thị trường rộng lớn giữa các nước thành viên.
Câu 5: Các đô thị lớn của Bắc Mỹ thường tập trung ở đâu?
A. Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.
- B. Ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây Dương.
- C. Phía Bắc Bắc Mỹ và Phía Nam hệ thống Ngũ Hồ.
- D. Ven Thái Bình Dương và phía Bắc Bắc Mỹ.
Câu 6: Nước nào có mật độ dân số thấp nhất châu Đại Dương?
- A. Pa-pua Niu Ghi-nê.
B. Ô-xtrây-li-a.
- C. Va-nua-tu.
- D. Niu Di-len.
Câu 7: Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở đâu?
A. Trung tâm Thái Bình Dương.
- B. Trung tâm Đại Tây Dương.
- C. Trung tâm Ấn Độ Dương.
- D. Trung tâm Bắc Băng Dương.
Câu 8: Thảm thực vật nào sau đây hình thành trên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?
- A. Rừng ôn đới lá rộng.
B. Rừng xích đạo.
- C. Rừng cận nhiệt đới.
- D. Rừng ôn đới lá kim.
Câu 9: Loài vật biểu tượng cho châu Nam Cực là
- A. Cá Voi xanh.
- B. Hải Cẩu.
- C. Hải Báo.
D. Chim Cánh Cụt.
Câu 10: Khoáng sản tập trung chủ yếu ở khu vực nào châu Đại Dương
- A. Đông Thái Bình Dương.
- B. Bắc Thái Bình Dương.
C. Tây Thái Bình Dương.
- D. Nam Thái Bình Dương.
Câu 11: Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a lần lượt từ tây sang đông là gì?
A. Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a, vùng đồng bằng Trung tâm, dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
- B. Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, vùng đồng bằng Trung tâm, sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
- C. Vùng đồng bằng Trung Tâm, dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a.
- D. Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a. dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a, vùng đồng bằng Trung tâm.
Câu 12: Ca-na-da có trung tâm kinh tế lớn nào?
- A. Lốt-An-giơ-lét.
B. Van-cu-bơ.
- C. Oa-sinh-tơn.
- D. Si-ca-gô.
Câu 13: Nước nào có tỉ lệ dân thành thị cao nhất châu Đại Dương?
- A. Pa-pua Niu Ghi-nê.
B. Ôt-xtrây-li-a.
- C. Va-nua-tu.
- D. Niu Di-len.
Câu 14: Hoang mạc nào là hoang mạc khô cằn nhất thế giới ở Trung và Nam Mỹ?
- A. Gô-bi.
- B. Xa-ha-ra.
C. A-ta-ca-ma.
- D. Ca-la-ha-ri.
Câu 15: Châu Đại Dương có một số đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở châu lục khác
A. Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Chi-lê.
- B. Anh, Pháp, Trung Quốc, Hoa Kỳ.
- C. Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ.
- D. Đức, Anh, Nga, Hoa Kỳ.
Câu 16: Ở vùng biển Ca-ri-bê, các ngành công nghiệp chủ yếu là
A. Sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.
- B. Khai khoáng và công nghiệp chế biến.
- C. Công nghiệp chế biến, luyện kim màu.
- D. Công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản.
Câu 17: Độ cao trung bình của sơn nguyên phía tây Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?
A. Trung bình dưới 500m.
- B. Trung bình 800-1000m.
- C. Trung bình 500m.
- D. Trung bình 1000m.
Câu 18: Vùng tập trung đông dân nhất Ôt-xtrây-li-a
- A. Vùng trung tâm.
- B. Vùng phía tây và tây bắc.
C. Vùng phía đông, đông nam và tây nam.
- D. Vùng tây bắc và tây nam.
Câu 19: Ở Bắc Mỹ có mấy khu vực địa hình chính?
- A. Hai khu vực.
B. Ba khu vực.
- C. Bốn khu vực.
- D. Năm khu vực.
Câu 20: Châu Nam Cực còn được gọi là
- A. Cực nóng của thế giới.
B. Cực lạnh của thế giới.
- C. Lục địa già của thế giới.
- D. Lục địa trẻ của thế giới.
Câu 21: Các nước công nghiệp mới ở khu vực Trung và Nam Mỹ là
- A. Bra-xin, Pa-na-ma, Chi-lê.
- B. Chi-lê, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
- C. Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Pa-na-ma.
D. Bra-xin, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
Câu 22: Dân cư tập trung đông ở phía đông, đông nam và tây nam do những nguyên nhân nào?
- A. Địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 200m và nhiều khoáng sản.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều sông ngòi và khoáng sản.
- C. Khí hậu lục địa, nhiều sông ngòi và khoáng sản.
- D. Nhiều sông ngòi, khí hậu lục địa và lịch sử nhập cư.
Câu 23: Các nước có nền kinh tế nhất châu Đại Dương là
A. Ô-xtray-li-a và Niu Di-len.
- B. Niu Di-len và Pa-pua-niu-ghi-nê.
- C. Ô-xtray-li-a và Pa-pua-niu-ghi-nê.
- D. Niu Di-len và Dac-Uyn.
Câu 24: Kiểu khí hậu nào ở Bắc Mỹ chiếm diện tích lớn nhất?
A. Ôn đới.
- B. Nhiệt đới.
- C. Hàn đới.
- D. Núi cao.
Câu 25: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?
A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.
- B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mỹ.
- C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.
- D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn.
Câu 26: Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là
- A. Nằm ở đới ôn hòa.
- B. Nhiều thực vật.
C. Được biển bao quanh.
- D. Mưa nhiều.
Câu 27: Chiều dài từ Bắc xuống Nam của lục địa Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu km?
A. 3000km.
- B. 4000km.
- C. 5000km.
- D. 6000km.
Câu 28: Khối thị trường chung Mec-cô-xua thành lập năm nào?
- A. Năm 1990.
B. Năm 1991.
- C. Năm 1995.
- D. Năm 2000.
Câu 29: Phía tây Trung Mỹ có những cảnh quan nào?
A. Xa van và rừng thưa.
- B. Rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
- C. Rừng mưa nhiệt đới.
- D. Rừng thưa nhiệt đới.
Câu 30: Châu Nam Cực hiện nay thuộc chủ quyền của quốc gia nào?
- A. Hoa Kì.
- B. Liên bang Nga.
- C. Của 12 quốc gia kí hiệp ước Nam Cực ngày 1/12/1959.
D. Là tài sản chung của toàn nhân loại.
Câu 31: Dạng địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a là gì?
A. Lãnh thổ hình khối rõ rệt.
- B. Lãnh thổ trải dài từ bắc xuống nam.
- C. Lãnh thổ gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
- D. Lãnh thổ đối xứng qua xích đạo.
Câu 32: Hệ thực - động vật vô cùng phong phú ở đồng bằng A-ma-dôn (Nam Mỹ) do đâu?
- A. Nằm sâu trong lục địa.
- B. Sông A-ma-dôn.
- C. Địa hình bằng phẳng.
D. Khí hậu xích đạo và cận xích đạo.
Câu 33: Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mỹ phát triển mạnh ngành
- A. Công nghiệp cơ khí chế tạo.
- B. Công nghiệp lọc dầu.
C. Công nghiệp khai khoáng.
- D. Công nghiệp thực phẩm.
Câu 34: Phía tây của Nam Mỹ xen kẽ là dạng địa hình nào?
- A. Các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
- B. Các dãy núi chạy song song.
- C. Các bồn địa và sơn nguyên.
D. Các thung lũng và cao nguyên.
Câu 35: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a?
- A. Gấu.
- B. Chim bồ câu.
- C. Khủng long.
D. Cang-gu-ru.
Câu 36: Giới hạn của châu Mỹ từ
- A. vùng cực Bắc đến cận vùng cực Nam
B. cực bắc đến xích đạo.
- C. cận cực nam đến xích đạo.
- D. chí tuyến bắc đến cận cực nam.
Câu 37: Sơn nguyên tây Ô-xtrây-li-a có đặc điểm như thế nào?
A. Là các hoang mạc cát, hoang mạc đá, cao nguyên và núi thấp.
- B. Là các cao nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- C. Là các sườn dốc, xen lẫn đồng bằng cát và đụn cát.
- D. Là các hoang mạc cát xen lẫn cao nguyên và hẻm vực.
Câu 38: Trong các nước dưới đây, nước nào không phải là thành viên của Mec-cô-xua
- A. Bra-xin.
- B. Ac-hen-ti-na.
C. Vê-nê-xu-ê-la.
- D. Pa-ra-goay.
Câu 39: Mec-cô-xua gồm bốn nước thành lập là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay và Pa-ra-goay. Ngoài ra còn có các nước thành viên mới gia nhập là
A. Chi-lê, Bô-li-vi.
- B. Vê-nê-xu-ê-la, Chi-lê.
- C. Age-ti-na, Bô-li-vi.
- D. Pa-na-ma, Chi-lê.
Câu 40: Ở châu Đại Dương có những loại đảo nào?
A. Đảo núi lửa và đảo san hô.
- B. Đảo núi lửa và đảo động đất.
- C. Đảo san hô và đảo nhân tạo.
- D. Đảo nhân tạo và đảo sóng thần.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Địa lí 7 cánh diều học kì II
Bình luận