Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 3: Địa lí các ngành kinh tế (P4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong cơ cấu phân theo ngành kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là 

  • A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.                   
  • B. kinh tế nhà nước.
  • C. kinh tế tập thể.                                                 
  • D. kinh tế tư nhân.

Câu 2: Nước ta có mấy vùng kinh tế - xã hội?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 3: Xu hướng chuyển dịch nào dưới đây không phải xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta?

  • A. Tăng tỉ trọng khu vực III.                         
  • B. Tăng tỉ trọng khu vực II.
  • C. Giảm tỉ trọng khu vực II.                         
  • D. Giảm tỉ trọng khu vực I.

Câu 4: Nước ta có an ninh – chính trị ổn định là một trong những lí do quan trọng để nước ta

  • A. Khai thác tốt tài nguyên.                           
  • B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Thu hút khách du lịch.                               
  • D. Phát triển kinh tế đa dạng.

Câu 5: Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện nay là

  • A. khoa học – kĩ thuật.                           
  • B. lực lượng lao động.
  • C. thị trường.
  • D. tập quán sản xuất.

Câu 6: Cơ cấu của ngành chăn nuôi gồm 

  • A. trâu, bò, lợn, gia cầm…                           
  • B. trâu, bò, lừa, gia cầm.                               
  • C. trâu, bò, lạc đà, gia cầm.                           
  • D. trâu, bò, gấu, gia cầm.                               

Câu 7: Phát triển nông nghiệp xanh không hướng đến

  • A. Tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.
  • B. Bảo vệ môi trường.
  • C. An toàn với con người.
  • D. Sử dụng sản phẩm hóa học.

Câu 8: Cây công nghiệp lâu năm nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất là do

  • A. Năng suất cao hơn cây trồng khác, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp.
  • B. Nhiều điều kiện phát triển hơn, giá trị sản xuất và thời gian thu hoạch cao hơn.
  • C. Cung cấp nguyên liệu chế biến, thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp.
  • D. Giá trị sản xuất cao hơn cây khác, bảo vệ môi trường và chống xói mòn.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội giúp phát triển lâm nghiệp?

  • A. Tài nguyên rừng.                                                 
  • B. Khí hậu.
  • C. Địa hình và đất.                                                 
  • D. Chính sách.

Câu 10: Thế mạnh về khí hậu giúp lâm nghiệp

  • A. có diện tích rừng rộng lớn canh tác.               
  • B. tạo ra các hệ sinh thái rừng đa dạng.
  • C. thuận lợi công tác bảo vệ và trồng rừng.       
  • D. có chất lượng rừng tăng cao.

Câu 11: Ngành thủy sản có sự chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng

  • A. giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.
  • B. giảm tỉ trọng khai thác, tỉ trọng nuôi trồng.
  • C. tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng.
  • D. tăng tỉ trọng khai thác, tỉ trọng nuôi trồng.

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là giải pháp bảo vệ rừng nước ta?

  • A. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục.
  • B. Hạn chế nhận thức về bảo vệ môi trường.
  • C. Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ.
  • D. Thực hiện chính sách quản lí rừng chặt chẽ.

Câu 13: Theo luật Lâm nghiệp, đóng cửa rừng tự nhiên là

  • A. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian nhất định bằng quyết định cơ quan nhà nước.
  • B. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian dài bằng quyết định cơ quan nhà nước.
  • C. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian ngắn định bằng quyết định cơ quan nhà nước.
  • D. dừng khai thác gỗ tự nhiên trong thời gian 3 tháng bằng quyết định cơ quan nhà nước.

Câu 14: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do

  • A. Nguồn nguyên liệu phong phú.                     
  • B. Giao thông thuận tiện.
  • C. Gần thị trường tiêu thụ.                                 
  • D. Tận dụng nguồn lao động.

Câu 15: Vùng chuyên canh cây lương thực tập trung ở

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Trung du miền núi Bắc Bộ. 

Câu 16: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng sinh thái nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Có mật độ dân số cao.                                     
  • B. Người dân có kinh nghiệm.
  • C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản.                   
  • D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi.

Câu 17: Tăng cường chuyên môn hóa và đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp đều có chung một tác động là

  • A. Khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên.
  • B. Giảm thiểu rủi ro thị trường.
  • C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động
  • D. Trở thành nông nghiệp sản xuất hàng hóa.

Câu 18: Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự chuyển dịch nhằm

  • A. khai thác hiệu quả thế mạnh.
  • B. cơ sở hình thành trang trại.
  • C. phát triển nông nghiệp hóa.
  • D. đẩy mạnh khai thác lâm sản.

Câu 19: Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 phân bố công nghiệp nước ta không hướng đến

  • A. phát triển tập trung.                                               
  • B. bảo vệ môi trường.
  • C. bảo vệ an ninh.                                                     
  • D. phân bố dàn đều.

Câu 20: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành sản xuất giày, dép ở nước ta?

  • A. Là ngành phát triển khá nhanh.                         
  • B. Vị trí cao trên thế giới về sản lượng.
  • C. Các cơ sở sản xuất tập trung miền Trung.     
  • D. Sản phẩm đa dạng.

Câu 21: Cơ cấu ngành sản xuất sản phẩm địa tử, máy vi tính gồm 

  • A. sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính…
  • B. sản xuất máy móc điện tử, sản xuất máy vi tính…
  • C. sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy kéo…
  • D. sản xuất máy móc điện tử, sản xuất máy kéo…

Câu 22: Khu công nghiệp được thành lập đầu tiên của nước ta là:

  • A. Khu chế xuất Tân Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh).
  • B. Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội).
  • C. Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hà Nội).
  • D. Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng). 

Câu 23: Vì sao các khu công nghiệp ở nước ta phân bố không đồng đều?

  • A. Phụ thuộc vào vị trí, điều kiện và trình độ phát triển sản xuất.
  • B. Phụ thuộc vào nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.
  • C. Phụ thuộc vào việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  • D. Phụ thuộc vào việc thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.

Câu 24: Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do

  • A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
  • B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
  • C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
  • D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng

Câu 25: Nhân tố nào dưới đây ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta?

  • A. Vị trí địa lý.                                           
  • B. Điều kiện kinh tế - xã hội.
  • C. Điều kiện tự nhiên.                                 
  • D. Tài nguyên thiên nhiên.

Câu 26: Đâu là điều kiện về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến ngành dịch vụ nước ta?

  • A. Vị trí địa lý.                                           
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.                                                 
  • D. Chính sách.

Câu 27: Đâu không phải là định hướng phát triển khu công nghiệp ở nước ta?

  • A. Giảm tiêu hao năng lượng, hạn chế phát thải nhà kính.
  • B. Chú trọng trách nhiệm xã hội.
  • C. Được quản trị theo mô hình Chính phủ số.
  • D. Phát triển một số ngành chuyên môn hóa, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương. 

Câu 28: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nội thương nước ta?

  • A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh.
  • B. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm.
  • C. Phát triển đa dạng nhiều loại hình.
  • D. Phương thức buôn bán hiện đại mở rộng.

Câu 29: Vùng nào sau đây không phải vùng du lịch theo dự thảo Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kì 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2045

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Nam Trung Bộ.

Câu 30: Theo Bộ văn hóa Thể thảo và Du lịch, di sản nào sau đây không phải di sản văn hóa thế giới?

  • A. Hoàng thành Thăng Long.
  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Phố cổ Hội An.
  • D. Quần thể danh thắng Tràng An.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác