Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 2: Địa lí dân cư

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2: Địa lí dân cư có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Với quy mô dân số năm 2021, Việt Nam đứng thứ mấy trong Đông Nam Á?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Hiện nay, cơ cấu giới tính nước ta đang có tình trạng gì?

  • A. Mất cân bằng giới tính khi sinh.
  • B. Cân bằng giới tính khi sinh.
  • C. Giới tính khi sinh khá cân bằng.
  • D. Giới tính khi sinh chệnh lệch ít.

Câu 3: Dân tộc kinh chiếm bao nhiêu tổng số dân tộc tại Việt Nam?

  • A. 83%.
  • B. 84%.
  • C. 85%.
  • D. 86%.

Câu 4:  Vùng nào có mật độ dân số cao nhất?

  • A. Đông Nam Bộ.                                         
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Tây Nguyên.                                             
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến mật độ dân số có sự khác nhau giữa các vùng?

  • A. Trình độ học vấn.                                         
  • B. Đặc điểm khí hậu.
  • C. Đặc điểm địa hình.                                       
  • D. Vị trí địa lý.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là chiến lược phát triển dân số của nước ta?

  • A. Duy trì mức sinh thay thế.                                 
  • B. Giảm chất lượng dịch vụ.
  • C. Phân bố dân cư hợp lý.                                     
  • D. Phát huy tối đa lợi thế dân số.

Câu 7: Việt Nam bước vào cơ cấu dân số vàng vào năm nào?

  • A. 2007
  • B. 2008
  • C. 2009
  • D. 2010

Câu 8: Vùng núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng do

  • A. Lịch sử định cư sớm hơn.
  • B. Nguồn lao động ít hơn.
  • C. Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
  • D. kinh tế - xã hội chậm phát triển.

Câu 9: Nguyên nhân khiến vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long do

  • A. Đất đai màu mỡ.
  • B. Giao thông thuận tiện.
  • C. Khí hậu thuận lợi.
  • D. Lịch sử khai thác.

Câu 10: Trong những năm qua, nguồn lao động ở nước ta đang có xu hương thay đổi như thế nào?

  • A. Thay đổi về số lượng, cải thiện về chất lượng.
  • B. Thay đổi về số lượng, đi xuống về chất lượng. 
  • C. Không thay đổi về số lượng, cải thiện về chất lượng.
  • D. Không thay đổi về số lượng, đi xuống về chất lượng.

Câu 11: Hằng năm, nước ta tăng thêm khoảng bao nhiêu lao động?

  • A. 1,6 triệu lao động.
  • B. 1,0 triệu lao động.
  • C. 2,6 triệu lao động.
  • D. 2,2 triệu lao động.

Câu 12: Nguồn lao động chiếm tỉ lệ lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp và thị trường là:

  • A. Lao động có trình độ ứng dụng thành tựu của khoa học – công nghệ.
  • B. Lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động có trình độ cao.
  • C. Lao động ở các thành phố lớn.
  • D. Lao động từ từ 18 – 25 tuổi, có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp lớn.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng về vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

  • A. Số lao động nước ta tăng thêm hằng năm.
  • B. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm không còn là trở ngại.
  • C. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau.
  • D.Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn ở nông thôn.

Câu 14: Trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động lao động ở Việt Nam như thế nào?

  • A. Được cải thiện rõ rệt.
  • B. Tiếp thu nhanh các thành tựu công nghệ.
  • C. Còn nhiều hạn chế.
  • D. Có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu 15: Hiện nay, lực lượng lao động ở nước ta tập trung đông nhất ở khu vực nào?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Nam Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16: Điều 112 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày lễ nào?

  • A. Quốc khánh.
  • B. Giỗ tổ.
  • C. Giải phóng miền Nam.
  • D. Tết dương lịch.

Câu 17: Từ năm 1975 đến 1986, đô thị hóa diễn ra

  • A. nhanh.
  • B. khá chậm.
  • C. chậm.
  • D. khá chậm.

Câu 18: Mạng lưới đô thị Việt Nam gồm

  • A. đô thị trực thuộc trung ương; đô thị trực thuộc tỉnh, đô thị trực thuộc huyện.
  • B. đô thị trực thuộc trung ương; đô thị trực thuộc tỉnh, đô thị trực thuộc phường.
  • C. đô thị trực thuộc trung ương; đô thị trực thuộc tỉnh, đô thị trực thuộc xã.
  • D. đô thị trực thuộc trung ương; đô thị trực thuộc tỉnh, đô thị trực thuộc khu.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội?

  • A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.                  
  • B. Sức ép về việc làm.
  • C. Không đổi cơ cấu giới tính.                     
  • D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải hạn chế của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội?

  • A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.                 
  • B. Giải quyết vấn về việc làm.
  • C. Chuyển đổi cơ cấu lao động.                   
  • D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 21: Về phương diện quản lí, cấp Trung ương quản lí 

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Huế.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây là đô thị loại I theo phân loại đô thị của Việt Nam?

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Bắc Ninh.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Bắc Giang.

Câu 23: Theo nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15, các tiêu chí phân loại đô thị nước ta không có tiêu chí nào?

  • A. Quy mô dân số toàn đô thị.
  • B. Mật độ dân số toàn đô thị.
  • C. Tỉ lệ lao động nông nghiệp.
  • D. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.

Câu 24: Nhóm ngành nghề nào có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong tương lai?

  • A. Quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại.
  • B. Bán sỉ, bán lẻ; Hoạch định, dự án.
  • C. Thu mua, vật tư, cung vận.
  • D. Kỹ sư, bảo trì, sửa chữa.

Câu 25: Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động với 800.000 lao động trực tiếp trong ngành nào?

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Lâm nghiệp.
  • C. Công nghiệp.
  • D. Du lịch.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác