Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo bài 21: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước ta có các loại hình giao thông vận tải gồm:

  • A. đường ô tô, đường sắt, đường ngân hà, đường hàng không…
  • B. đường ô tô, đường sắt, đường hồ, đường hàng không…
  • C. đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không…
  • D. đường ô tô, đường sắt, đường ngầm, đường hàng không…

Câu 2: Nước ta có các đầu mối giao thông lớn như

  • A. Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.               
  • B. Hà Nội, Đà Đạt, Hồ Chí Minh.
  • C. Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh.                 
  • D. Hà Nội, Cà Mau, Hồ Chí Minh.

Câu 3: Khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển có xu hướng

  • A. tăng.
  • B. giảm mạnh.
  • C. giảm.
  • D. tăng mạnh.

Câu 4: Loại hình giao thông nào dưới đây có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất?

  • A. Đường sông.
  • B. Đường sắt.
  • C. Đường ô tô.
  • D. Đường hàng không.

Câu 5: Hai đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của nước ta là

  • A. Hà Nội và Hồ Chí Minh.                                     
  • B. Hà Nội và Hải Phòng.
  • C. Hải Phòng và Hồ Chí Minh.                               
  • D. Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Câu 6: Giao thông đường sắt nước ta hình thành từ

  • A. đầu thế kỉ XIX.                                                   
  • B. giữa thế kỉ XIX.
  • C. nửa đầu thế kỉ XIX.                                             
  • D. cuối thế kỉ XIX.

Câu 7: Hệ thống đường sắt nước ta kết nối với Trung Quốc thông qua tuyến liên vận

  • A. Hà Nội – Hà Giang và Hà Nội – Lào Cai.
  • B. Hà Nội – Lạng Sơn và Hà Nội – Lào Cai.
  • C. Hà Nội – Đồng Đăng và Hà Nội – Lào Cai.
  • D. Hà Nội – Điện Biên và Hà Nội – Lào Cai.

Câu 8: Năm 2021, nước ta có khoảng bao nhiêu cảng thủy nội địa?

  • A. 100
  • B. 200
  • C. 300
  • D. 400

Câu 9: Đường thủy nội địa tập trung ở hệ thống sông nào phía Nam?

  • A. Sông Hồng và sông Mê Công.                       
  • B. Sông Đồng Nai và sông Mê Công.                 
  • C. Sông Hồng và sông Thái Bình.                       
  • D. Sông Đồng Nai và sông Thái Bình.

Câu 10: Năm 2021, nước ta có bao nhiêu cảng biển?

  • A. 31
  • B. 32
  • C. 33
  • D. 34

Câu 11: Chất lượng đường bộ nước ta tăng nhanh do

  • A. áp dụng khoa học – công nghệ.                     
  • B. sử dụng nhiều lao động.
  • C. thay đổi bộ máy quản lý.                               
  • D. lao động có kinh nghiệm.

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của đường sắt?

  • A. Hình thành từ cuối thế kỉ XIX                 
  • B. Chưa có đường sắt kết nối với láng giềng.
  • C. Hệ thống đang được đầu tư.                 
  • D. Đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt.

Câu 13: Đâu không phải là hệ thống đường thủy ở phía Bắc?

  • A. Hải Phòng – Việt Trì.                           
  • B. Hải Phòng - Quảng Ninh.
  • C. Bà Rịa – Vũng Tàu.                               
  • D. Quảng Ninh – Ninh Bình.

Câu 14: : Đâu là tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất nước ta?

  • A. Hải Phòng – Hồ Chí Minh.                   
  • B. Quảng Ninh – Hải Phòng.
  • C. Quảng Ninh – Đà Nẵng.                       
  • D. Hải Phòng – Đã Nẵng.

Câu 15: Cảng hàng không nào sau đây không ở phía Bắc?

  • A. Nội Bài.         
  • B. Điện Biên.         
  • C. Vân Đồn.         
  • D. Cam Ranh.

Câu 16: Mạng lưới viễn thông phát triển trung tâm hiện đại ở 

  • A. Đà Nẵng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Phú Quốc.

Câu 17: Nước ta sở hữu mấy vệ tinh viễn thông?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 18: Dựa vào hình 20/ SGK trang 86 Địa lý 12, cho biết nước ta có tuyến bay quốc tế tới bao nhiêu quốc gia?

  • A. 12
  • B. 13
  • C. 14
  • D. 15

Câu 19:  Cảng nào dưới đây là cảng loại đặc biệt ở nước ta?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Vân Phong.
  • C. Cái Mép.
  • D. Đình Vũ.

Câu 20: Các đầu mối giao thông quan trọng ở nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc và Nam là

  • A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
  • B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
  • C. Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
  • D. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội.

Câu 21: Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là

  • A. Quốc lộ 5.                                                           
  • B. Quốc lộ 6.
  • C. Quốc lộ 1.                                                           
  • D. Quốc lộ 2.

Câu 22: Tuyến đường sắt dài nhất nước ta là

  • A. Hà Nội – Hải Phòng.
  • B. Bắc – Nam.
  • C. Hà Nội – Thái Nguyên.
  • D. Hà Nội – Lào Cai.

Câu 23: Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do

  • A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.
  • B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.
  • C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.
  • D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Câu 24: Trong tất cả các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt và đường sông thì

  • A. Đường bộ có độ dài lớn nhất.
  • B. Đường sông có độ dài lớn nhất.
  • C. Đường sắt có độ dài lớn nhất.
  • D. Đường bộ có độ dài nhỏ nhất.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác