Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 Chân trời bài 6: Em bảo vệ cái đúng cái tốt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 chân trời sáng tạo bài 6: Em bảo vệ cái đúng cái tốt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt chúng ta cần làm gì?

  • A. Tham gia những việc không liên quan đến mình.
  • B. A dua theo ý kiến đám đông.
  • C. Bênh vực những việc làm không chuẩn mực đạo đức.
  • D. Tôn trọng và bảo vệ sự thật.

Câu 2: Ý kiến nào sau đây không phải là bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Nhắc nhở bạn thực hiện đầy đủ nội quy trường, lớp.
  • B. Nhắc nhở bạn làm bài tập đầy đủ.
  • C. Bênh vực bạn khi bạn làm sai.
  • D. Nhắc nhở bạn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Câu 3: Bảo vệ cái đúng, cái tốt là gì?

  • A. Là những việc làm có ích cho người khác và xã hội.
  • B. Là không quan tâm những điều không liên quan đến mình.
  • C. Là bảo vệ những cái mình cho là đúng.
  • D. Là bảo vệ quyền lợi của cá nhân mình.

Câu 4: Trong câu chuyện Một nhà thơ chân chính, nhà thơ cuối tùng cất tiếng hát là lời hát:

  • A. Ngân vang, tha thiết, hào hùng về vị vua lúc bấy giờ.
  • B. Phơi bày sự thật về nỗi thống khổ của người dân, phê phán thói xấu xa của nhà vua.
  • C. Vang dội, bừng bừng sức sống như ngọn lửa bất diệt.
  • D. Phơi bày cuộc sống nghèo đói của nhân dân và nền kinh tế nước nhà.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Là ủng hộ, bênh vực thái độ, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • B. Góp phần giúp xã hội thêm an toàn, công bằng và tốt đẹp.
  • C. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không thể bảo vệ được cái đúng, cái tốt ở xung quanh.
  • D. Giúp đem lại cuộc sống an toàn, lành mạnh.

Câu 6: Em lựa chọn cách nào dưới đây để bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Ủng hộ khi bạn làm theo cái đúng, cái tốt.
  • B. Chỉ lên án những cái xấu liên quan đến mình.
  • C. Không nói ra cái sai của bạn để tránh bị bạn giận.
  • D. Noi gương và học tập những việc làm không đúng.

Câu 7: Đọc tình huống sau và cho biết: Nếu chứng bkiến việc làm đó của các bạn, em sẽ làm gì?

Nhung có sở thích làm đồ tái chế nên thường thu nhập chai nhựa, hộp giấy bỏ đi. Một số bạn chế giễu, trêu chọc và gọi bạn là “Nhung nhặt rác”.

  • A. Em không quan tâm vì đó không phải chuyện của mình.
  • B. Em sẽ ủng hộ các bạn để trêu Nhung.
  • C. Em sẽ đến an ủi Nhung rồi thôi.
  • D. Em sẽ khuyên bảo các bạn không nên làm vậy vì việc làm của các bạn là sai.

Câu 8: Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện việc làm bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Chỉ làm những việc mình thích.
  • B. Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
  • C. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.
  • D. Tham gia những việc làm sai trái cùng các bạn.

Câu 9:  Em hãy cho biết câu nhận định dưới đây của ai?

Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.

  • A. Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
  • B. Mác Lê-nin.
  • C. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Mác-tin Lu-dơ Kinh.

Câu 10: Đâu là câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ cái đúng, cái tốt?

  • A. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  • B. Ăn cháo đá bát.
  • C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
  • D. Ăn cho thật, nói cho thà.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác