Tắt QC

Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Kế hoạch cá nhân

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 cánh diều ôn tập Chủ đề: Kế hoạch cá nhân có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi bạn bắt đầu lập kế hoạch cá nhân, bạn sẽ làm gì đầu tiên?

  • A. Tham gia được nhiều sự kiện hơn.
  • B. Ngồi suy nghĩ về những mục tiêu lớn nhất mà bạn muốn đạt được
  • C. Lập kế hoạch mà không cần phải đặt mục tiêu cụ thể
  • D. Hỏi người khác về kế hoạch của họ

Câu 2: Khi lập kế hoạch cá nhân, bạn cần phải làm gì để đảm bảo tính khả thi?

  • A. Phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ, có thể đạt được
  • B. Lên kế hoạch cho tất cả mọi việc mà bạn muốn làm trong tương lai
  • C. Đặt ra mục tiêu quá lớn và không cần phải chia nhỏ
  • D. Chỉ lập kế hoạch cho những việc quan trọng nhất

Câu 3: Khi bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch, bạn nên làm gì?

  • A. Dừng lại và từ bỏ kế hoạch
  • B. Tìm hiểu nguyên nhân khó khăn và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp
  • C. Đổ lỗi cho hoàn cảnh và không làm gì thêm
  • D. Tiếp tục làm theo cách cũ mặc dù không hiệu quả

Câu 4: Lập kế hoạch cá nhân giúp chúng ta:

  • A. Tham gia được nhiều sự kiện hơn.
  • B. Chủ động trong công việc và quản lí thời gian tốt hơn.
  • C. Rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ.
  • D. Rèn luyện tính sáng tạo, tư duy.

Câu 5: Khi lập kế hoạch, bạn nên làm gì để theo dõi tiến độ của mình?

  • A. Không cần phải theo dõi, chỉ cần làm việc hàng ngày là đủ
  • B. Ghi chú lại các bước bạn đã hoàn thành và kiểm tra tiến độ định kỳ
  • C. Để mặc cho mọi việc tự diễn ra, không cần theo dõi
  • D. Chỉ nhìn vào mục tiêu cuối cùng mà không theo dõi tiến trình

Câu 6: Khi biết lập kế hoạch cá nhân cho thấy chúng ta là người như thế nào?

  • A. Sống tự giác và có trách nhiệm.
  • B. Chăm chỉ, cần cù.
  • C. Có tính sáng tạo cao.
  • D. Biết quan tâm thời gian của mình.

Câu 7: Nếu bạn đã lập kế hoạch nhưng không thể hoàn thành một nhiệm vụ đúng hạn, bạn nên làm gì?

  • A. Đánh giá lại lý do không hoàn thành và điều chỉnh thời gian hoặc cách làm
  • B. Bỏ qua nhiệm vụ đó và chuyển sang công việc khác
  • C. Tự trách móc và không làm gì thêm
  • D. Cố gắng làm cho xong mà không thay đổi gì

Câu 8: Đâu là cách lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Không đặt mục tiêu.
  • B. Không phân loại công việc.
  • C. Lập thời gian biểu.
  • D. Tiến độ bị trì hoãn.

Câu 9: Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?

  • A. Vì chúng ta có thể sắp xếp hiệu quả thời gian để đạt được mục đích mà mình đề ra.
  • B. Vì nó giúp con người có tinh thần tự chủ, dũng cảm, không dựa dẫm.
  • C. Vì nó giúp chúng ta có nhiều thời gian bên cạnh người thân hơn.
  • D. Vì nó giúp con người có kĩ năng quản lí chi tiêu, giúp cho cuộc sống hạnh phúc, dễ dàng hơn.

Câu 10: Đâu không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian hoàn thành.
  • B. Xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các việc đó.
  • C. Xác định biện pháp cho từng việc làm.
  • D. Trĩ hoãn những công việc khó và nhờ mọi người làm hộ.

Câu 11: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Với học sinh, chỉ có việc học tập mới cần kế hoạch.
  • B. Làm việc theo kế hoạch là cứng nhắc mất đi tính sáng tạo.
  • C. Làm việc theo kế hoạch làm lãng phí thời gian.
  • D. Làm việc theo kế hoạch giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Câu 12: Nội dung nào không phải là các bước lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Liệt kê các bước cần thực hiện.
  • B. Việc khó được trì hoãn vài ngày.
  • C. Xác định thời gian hoàn thành.
  • D. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.

Câu 13: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Chúng ta sẽ biết được thứ tự và tiến độ công việc khi làm việc theo kế hoạch.
  • B. Lập kế hoạch cá nhân cho thấy chúng ta là người sống có trách nhiệm và tự giác.
  • C. Lập kế hoạch cá nhân giúp chúng ta bị dộng trong công việc và quản lí thời gian.
  • D. Một kế hoạch rõ ràng, hợp lí giúp chúng ta tránh được tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Câu 14: Để lập được kế hoạch cá nhân, ta cần nắm được điều gì?

  • A. Yêu cầu công việc.
  • B. Nội dung công việc.
  • C. Quỹ thời gian hiện có.
  • D. Biết cách kẻ bảng và có thời gian nghỉ.

Câu 15: Bạn muốn học một ngôn ngữ mới nhưng cảm thấy thời gian eo hẹp. Bạn sẽ lập kế hoạch như thế nào?

  • A. Học một cách ngẫu hứng khi có thời gian rảnh
  • B. Lên lịch học mỗi ngày, phân bổ thời gian hợp lý để học từ vựng, ngữ pháp và thực hành giao tiếp
  • C. Học trong một thời gian ngắn và không tiếp tục sau đó
  • D. Chờ đợi khi có kỳ nghỉ dài mới bắt đầu học

Câu 16: Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về nỗ lực, cố gắng?

  • A. Thua keo này ta bày keo khác.
  • B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
  • C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  • D. Ăn cháo, đá bát.

Câu 17: Em không đồng tình với việc làm nào dưới đây?

  • A. Sang luôn chủ động lập kế hoạch cá nhân và hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ.
  • B. Minh cho rằng việc lập kế hoạch cá nhân là không cần thiết, vì mọi thứ đã có trong đầu.
  • C. Kiệt học tập và làm việc tho phương châm “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.
  • D. Lan luôn lập cho mình kế hoạch cá nhân ngắn hạn cho bản thân.

Câu 18: Khi lập bản kế hoạch cá nhân, cần chú ý điều gì?

  • A. Lời văn ngắn ngọn.
  • B. Phải kẻ bảng.
  • C. Chỉ nên viết kế hoạch ngắn gọn.
  • D. Đầy đủ, chi tiết, lời văn rườm rà.

Câu 19: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự nỗ lực, cố gắng?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Không thầy đố mày làm nên.
  • C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • D. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 20: Đâu được coi là yếu tố dẫn đến việc lập kế hoạch cá nhân không thành công?

  • A. Không xác định rõ mục tiêu.
  • B. Không biết sắp xếp thời gian hợp lí.
  • C. Không có thời gian cụ thể để thực hiện.
  • D. Không có sự giúp đỡ của người thân.

Câu 21: Yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Mức độ hoàn thành.
  • B. Phân chia thời gian.
  • C. Nội dung công việc.
  • D. Kẻ bảng.

Câu 22: Câu ca dao nào thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong cuộc sống?

  • A. "Tài năng chỉ có thể phát triển khi có cố gắng."
  • B. "Chạy đua với thời gian, không bao giờ là muộn."
  • C. "Trăm hay không bằng tay quen."
  • D. "Chạy đua với thời gian, không bao giờ là muộn."

Câu 23: Câu ca dao nào dưới đây nói về việc không ngừng nỗ lực và cố gắng để đạt được mục tiêu?

  • A. "Mưa dầm thấm lâu."
  • B. "Chạy đua với thời gian, không bao giờ là muộn."
  • C. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức."
  • D. "Chưa học mà đã muốn tài, chưa đi mà đã muốn tới."

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác