Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Trồng và chăm sóc rừng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Trồng và chăm sóc rừng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giai đoạn non là

  • A. giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi ra hoa, kết quả.
  • B. giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng mạnh về chiều cao, đường kính và bắt đầu ra hoa kết quả.
  • C. giai đoạn đường kính, chiều cao của cây đạt kích thước cực đại và cây ra hoa, kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.
  • D. giai đoạn cây phát triển chậm rồi ngừng lại cho đến khi già cỗ và chết.

Câu 2: Sinh trưởng của cây rừng là

  • A. Sự tăng lên về kích thước của cây rừng.
  • B. Sự tăng lên về khối lượng của cây rừng.
  • C. Sự giảm đi về kích thước và khối lượng của cây rừng.
  • D. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng

Câu 3: Giai đoạn gần thành thục là

  • A. giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến trước khi ra hoa, kết quả.
  • B. giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng mạnh về chiều cao, đường kính và bắt đầu ra hoa kết quả.
  • C. giai đoạn đường kính, chiều cao của cây đạt kích thước cực đại và cây ra hoa, kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.
  • D. giai đoạn cây phát triển chậm rồi ngừng lại cho đến khi già cỗ và chết.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào của cây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. giai đoạn non.
  • B. giai đoạn thành thục.
  • C. giai đoạn gần thành thục.
  • D. giai đoạn già cỗi.

Câu 5: Hình ảnh dưới đây là giai đoạn phát triển nào của cây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. giai đoạn non.
  • B. giai đoạn thành thục.
  • C. giai đoạn gần thành thục.
  • D. giai đoạn già cỗi.

Câu 6: Nên tiến hành khai thác cây rừng ở cuối giai đoạn thành thục vì

  • A.  năng suất và chất lượng lâm sản ổn định, khả năng ra hoa đậu quả mạnh nhất.
  • B. lượng hoa, quả tăng dần; tán cây dần hình thành.
  • C. tính chống chịu kém nhưng sinh trưởng mạnh.
  • D. tận dụng sản phẩm, vệ sinh rừng và tạo không gian dinh dưỡng cho cây khác.

Câu 7: Cây đước thường được trồng ở các khu vực ven biển phân bố dọc từ Quảng Trị đến đồng bằng sông Cửu Long. Đước giúp phục hồi và phát triển các khu rừng phòng hộ ven biển ở nước ta và trở thành nơi sinh sống của nhiều loại động vật. Bên cạnh đó, cây còn đóng vai trò là hàng rào vững chãi, bảo vệ bờ biển tráng khỏi sự xâm thực mặn, chống xói mòn, gió bão. Trong đời sống con người, gỗ cây đước có thể sử dụng làm củi đun nấu. Thân cây thì dùng làm gỗ để đóng các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: bàn, ghế, giường, tủ... Theo em, cây đước nên được khai thác và thu hoạch vào giai đoạn nào của cây?

  • A. Giai đoạn già cỗi.
  • B. Giai đoạn non.
  • C. Giai đoạn thành thục.
  • D. Giai đoạn gần thành thục.

Câu 8: Cho các nhận định sau

(1) Đa số các loại cây rừng đều có 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

(2) Giai đoạn thành thục là giai đoạn cuối cùng trong chu kì sinh trưởng và phát triển của cây.

(3) Cây đạt kích thước tối đa ở giai đoạn gần thành thục.

(4) Ở giai đoạn non, cây chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.

(5) Cây lần đầu ra hoa, kết quả vào giai đoạn gần thành thục.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 9: Đâu không phải vai trò của chăm sóc rừng?

  • A. Tăng khả năng thấm và giữ nước của đất làm đất tơi xốp.
  • B. Giúp rừng non sinh trưởng và phát triển tốt.
  • C. Tăng sự phát triển của cỏ dại
  • D. cây con có tỉ lệ sống cao hơn, góp phần nâng cao kinh tế của rừng trồng.

Câu 10: Trồng rừng sản xuất để

  • A. cung cấp lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 
  • B. bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn; chăn gió, chắn cát bay ; chắn sóng, lấn biển.
  • C. phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan,...
  • D. mua bán động thực vật quý hiếm đang được thế giới và Viêth Nam bảo tồn.

Câu 11: Thời vụ trồng rừng có ý nghĩa

  • A. quyết định đến chất lượng lâm sản.
  • B. quyết định đên tỉ lệ sống của cây con và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng ban đầu của rừng non.
  • C. quyết định đến giá trị của lâm sản.
  • D. quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong giai đoạn thành thục.

Câu 12: Vì sao phải trồng rừng?

  • A. Vì rừng mang lại lợi ích kinh tế.
  • B. Vì rừng là nguồn chủ yếu sinh ra khí O2.
  • C. Vì rừng là nơi ở của nhiều loài động vật hoang dã.
  • D. Vì rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, cung cấp lâm sản, cải thiện đời sống người dân.

Câu 13: Tại sao thời vụ trồng rừng có sự khác nhau giữa ba miền ở nước ta?

  • A. Vì có sự khác nhau về thời tiết, độ ẩm, khí hậu, nhiệt độ.
  • B. Vì nguồn nước khác nhau.
  • C. Vì sự khác nhau về giống cây trồng.
  • D. Vì chất lượng của đất trồng khác nhau.

Câu 14: Hình ảnh dưới đây là trồng rừng bằng kĩ thuật nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phương thức gieo hạt toàn diện.
  • B. Phương thức gieo hạt cục bộ.
  • C. Trồng cây con bằng rễ trần.
  • D. Trồng cây con có bầu.

Câu 15: Thời vụ trồng rừng thường là mùa xuân hè hoặc mùa mưa vì

  • A. thời tiết mát, đủ ẩm.
  • B. Ít nắng.
  • C. Đất nhiều mùn hơn.
  • D. Vi sinh vật có lợi phát triển.

Câu 16: Trồng rừng đặc dụng để

  • A. cung cấp lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 
  • B. bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn; chăn gió, chắn cát bay; chắn sóng, lấn biển.
  • C. phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan,...
  • D. mua bán động thực vật quý hiếm đang được thế giới và Việt Nam bảo tồn.

Câu 17: Trồng rừng phòng hộ để

  • A. cung cấp lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 
  • B. bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn; chăn gió, chắn cát bay; chắn sóng, lấn biển.
  • C. phủ xanh lại những diện tích rừng đặc dụng đã mất, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng giá trị văn hoá, cảnh quan,...
  • D. mua bán động thực vật quý hiếm đang được thế giới và Việt Nam bảo tồn.

Câu 18: Chăm sóc rừng giúp

  • A. tăng sự cạnh tranh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.
  • B. tạo không gian sinh trưởng tối ưu, duy trì tốc độ sinh trưởng của cây rừng.
  • C. duy trì các loại sâu, bệnh trên cây rừng.
  • D. Giảm tốc độ sinh trưởng của cây rừng trước khi khép tán.

Câu 19: Hình ảnh dưới đây là trồng rừng bằng kĩ thuật nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phương thức gieo hạt toàn diện.
  • B. Phương thức gieo hạt cục bộ.
  • C. Trồng cây con bằng rễ trần.
  • D. Trồng cây con có bầu.

Câu 20: Hình ảnh dưới đây là trồng rừng bằng kĩ thuật nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Phương thức gieo hạt toàn diện.
  • B. Phương thức gieo hạt cục bộ.
  • C. Trồng cây con bằng rễ trần.
  • D. Trồng cây con có bầu.

Câu 21: Trong trồng rừng, khi phát hiện mật độ cây trên một đơn vị diện tích quá thưa, để đảm bảo mật độ phù hợp để đảm bảo các chức năng của rừng, ta nên

  • A. Vun xới.
  • B. Tỉa thưa.
  • C. Trồng dặm.
  • D. Bón phân.          

Câu 22: Trong quá trình trồng rừng, mật độ cây trồng cao, có một số cây chưa được cao nhưng những cành  bên vươn tán khá rộng, lúc này ta nên

  • A. Bón phân cho cây thêm cao.
  • B. Tỉa bớt các cành bên.
  • C. Tưới nước cho cây.
  • D. Chặt bỏ các cây dại.

Câu 23: Cho các đặc điểm sau sau

  1. Cây con có sức đề kháng tốt, tỉ lệ sống cao.
  2. Tiết kiệm hạt giống
  3. Thích hợp trồng trên các vùng đất trộng lớn.
  4. Giảm số lần và thời gian chăm sóc.
  5. Bộ  rễ phát triển tự nhiên.

Số đặc điểm là ưu điểm của trồng rừng bằng cây con là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 24: Cho các nhận định sau đây:

  1. Rừng phòng hộ ven biển có vai trò che chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông
  2. Chăm sóc rừng giúp tăng sự cạnh tanh ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng của cây dại với cây rừng.
  3. Nhiệm vụ chính của trồng rừng là khai thác rừng lấy gỗ hoặc làm dược liệu,…
  4. Rừng phòng hộ ven biển có vai trò che chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông.
  5. Nhiệm vụ của chăm sóc rừng là đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.

Số nhận định đúng là: 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 25: Sau khi kiểm tra tỉ lệ sống của một khu rừng mới trồng được 20-30 ngày, người ta thấy rằng tỉ lệ sống sót là 65%. Lúc này ta nên nhanh chóng

  • A. tỉa thưa để đảm bảo mật độ rừng.
  • B. trồng dặm với kĩ thuật như trồng chính.
  • C. tưới nước để cây phát triển nhanh hơn.
  • D. bón thúc để cây phát triển bộ rễ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác