Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững, cần nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  • B. Xây dựng các khu bản tồn thiên nhiên như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
  • C. Tổ chức tuyền truyền vận động trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
  • D. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa phương có rừng.

Câu 2: Duy trì diện tích rừng và tài nguyên rừng phù hợp giúp

  • A. Suy giảm diện tích đất canh tác.
  • B. điều hoà không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các thiên tai.
  • C. suy giảm đa dạng sinh học.
  • D. thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Câu 3: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững không có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường nước, đất và điều hoà khí hậu,...
  • B. Bảo tồn đa dạng sinh học.
  • C. Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
  • D. Cung cấp gỗ, động vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của người dân.

Câu 4: Bảo vệ rừng là nhiệm vụ của ai?

  • A. Toàn dân.
  • B. Chủ rừng.
  • C. Lãnh đạo các cấp, các ngành.
  • D. Tất cả mọi người, tất cả quốc gia trên thế giới.

Câu 5: Vì sao sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng hoặc tái sinh rừng?

  • A. Để duy trì cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
  • B. Để tránh bạc màu đất.
  • C. Để bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • D. Để tăng thu nhập cho người dân.

Câu 6: Cần ưu tiên và tăng cường trồng, chăm sóc hơn nữa đối với những loại rừng

  • A. Rừng sản xuất.
  • B. Rừng phòng hộ.
  • C. Rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
  • D. Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  • A. Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  • B. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình, xây dựng được phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
  • C. Toàn dân phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.
  • D. Sau khi khai thác rừng không cần triển khai nhanh chóng việc trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng, cần để đất có thời gian nghỉ 3-5 năm.

Câu 8: Việc khai thác rừng phải được thực hiện theo

  • A. công ước quốc tế về thương mại các loài động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm.
  • B. quy định của từng địa phương.
  • C. đúng quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược lâm nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
  • D. chủ khu rừng chỉ đạo, làm sao để sản lượng lâm sản thu được tối đa.

Câu 9: Thực trạng trồng và chăm sóc rừng ở nước ta trong các năm gần đây là

  • A. diện tích rừng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra, chủ yếu phục vụ kinh tế không phải phòng hộ , đặc dụng.
  • B. diện tích rừng tăng đáng kể đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, chủ yêu là các rừng phòng hộ.
  • C. diện tích rừng tăng vượt mục tiêu đề ra, rừng kinh tế hay rừng phòng hộ đều được trú trọng.
  • D. diện tích rừng giảm, các rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề, rừng kinh tế cũng không được trú trọng.

Câu 10:Cho các mục đích sau đây

  1. Nghiên cứu khoa học.
  2. Bảo vệ các vùng hoang dã.
  3. Bảo vệ sự đa dạng loài và gene.
  4. Duy trì các lợi ích về môi trường thiên nhiên.
  5. Đẩy mạch khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng.
  6. Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên và văn hoá.
  7. Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng các loại cây công nghiệp.
  8. Sử dụng cho du lịch, giải trí.
  9. Sử dụng hợp lý các tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên.

Có bao nhiêu mục đích không phải mục đích của các khu bảo tồn thiên nhiên?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 11: Biểu đồ dưới đây cho ta thấy thực trạng trồng và chăm sóc rừng ở nước ta trong các năm gần đây là

TRẮC NGHIỆM

  • A. diện tích rừng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được chỉ tiêu đề ra, chủ yếu phục vụ kinh tế không phải phòng hộ , đặc dụng.
  • B. diện tích rừng tăng đáng kể đã đáp ứng được mục tiêu đề ra, chủ yêu là các rừng phòng hộ.
  • C. diện tích rừng tăng vượt mục tiêu đề ra, rừng kinh tế hay rừng phòng hộ đều được trú trọng.
  • D. diện tích rừng giảm, các rừng phòng hộ bị tàn phá nặng nề, rừng kinh tế cũng không được trú trọng.

Câu 12: Đâu không phải thực trạng bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng?

  1. Hoạt động săn bắt, vận chuyển, mua bán, sử dụng động, thực vật hoang dã quý hiếm được kiểm soát.
  2. Xây dựng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
  3. Chuyển đổi được nhiều diện tích rừng phòng hộ thành rừng sản xuất.
  4. Tăng cường hoạt động trồng cây xanh để bảo vệ rừng.
  5. Hiện tượng cháy rừng nạn chặt phá rừng và khai thác rừng trái quy định ngày một tăng.
  • A. (1), (2), (4).
  • B. (2), (4), (5).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (3), (4), (5)

Câu 13: Cho các nhiệm vụ sau

  1. Tuyên truyền phổ biến giáo dụ pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
  2. Tổ chức, chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng.
  3. Khai thác trái phép lâm sản, thú rừng quý hiếm.
  4. Tổ chức phòng trừ sinh vật gây hại rừng ở địa phương.
  5. Tuyên truyền khẩu hiệu đốt rừng làm rẫy cho nhân dân.
  6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
  7. Xử lí vi phạm hình sự trong lĩnh vực quản lý.

Số nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các cấp là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác