Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ 12 Điện - điện tử 12 Cánh diều Ôn tập chủ đề 6 và chủ đề 7 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Điện trở dùng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện
  • B. Tụ điện có tác dụng ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
  • C. Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần
  • D. Điện áp định mức của tụ là trị số điện áp đặt vào hai cực tụ điện để nó hoạt động bình thường

Câu 2: Thông số kỹ thuật nào sau đây đặc trưng cho tụ điện?

  • A. Cảm kháng
  • B. Độ tự cảm
  • C. Điện dung
  • D. Điện cảm

Câu 3: Công dụng của điện trở: 

  • A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
  • B. Cản trở dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua 
  • C. Dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần 
  • D. Đo điện năng tiêu thụ 

Câu 4: Kí hiệu của điện trở quang là: 

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Chọn đáp án đúng: Trong điều chế biên độ:

  • A. Biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi 
  • B. Biên độ tín hiệu cần truyền đi biến đổi theo sóng mang 
  • C. Tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi 
  • D. Tần số tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang 

Câu 6: Vai trò của mạch điều chế: 

  • A. Truyền dẫn tín hiệu đi xa 
  • B. Tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu 
  • C. Tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang 
  • D. Thay đổi dạng tín hiệu 

Câu 7: Vai trò của mạch giải điều chế tín hiệu 

  • A. Truyền dẫn tín hiệu đi xa 
  • B. Tăng cường biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu 
  • C. Tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang 
  • D. Thay đổi dạng tín hiệu

Câu 8: Đâu không phải là ứng dụng của khuếch đại thuật toán: 

  • A. Khuếch đại đảo 
  • B. Khuếch đại nghịch 
  • C. Cộng đảo 
  • D. Cộng không đảo 

Câu 9: Tín hiệu tương tự là: 

  • A. Tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian 
  • B. Tín hiệu có biên độ không biến đổi theo thời gian 
  • C. Tín hiệu có tần số biến đổi liên tục theo thời gian 
  • D. Tín hiệu có tần số không biến đổi theo thời gian 

Câu 10: Tín hiệu tuần hoàn thông thường có dạng 

  • A. hình sin 
  • B. Đường thằng song song với trục hoành 
  • C. đường parabol 
  • D. đường thẳng đi qua trục tọa độ 

Câu 11: Mạch giải điều chế tín hiệu còn được gọi là: 

  • A. Mạch trộn sóng 
  • B. Mạch tách sóng 
  • C. Mạch khuếch đại 
  • D. Mạch điều chế tín hiệu

Câu 12: Khuếch đại thuật toán là: 

  • A. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng xoay chiều, có hệ số khuếch đại rất lớn, có hai đầu vào và một đầu ra 
  • B. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng một chiều, có hệ số khuếch đại rất lớn, có hai đầu vào và một đầu ra 
  • C. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng một chiều, có hệ số khuếch đại rất nhỏ, có hai đầu vào và một đầu ra
  • D. Mạch điện tử tích hợp nhiều tầng khuếch đại dòng xoay chiều, có hệ số khuếch đại rất nhỏ, có hai đầu vào và một đầu ra

Câu 13: Trong mạch khuếch đại đảo, công thức của điện áp sau khuếch đại là:

TRẮC NGHIỆM

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 14: Vì sao phải sử dụng sóng mang tần số cao để truyền đi xa

  • A. Vì tín hiệu mang thông tin thường có tần số thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang tần số cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 
  • B. Vì tín hiệu mang thông tin thường có biên độ thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang biên độ cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 
  • C. Vì tín hiệu mang thông tin thường có điện áp thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang điện áp cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 
  • D. Vì tín hiệu mang thông tin thường có dòng điện thấp nên muốn truyền đi xa phải sử dụng sóng mang dòng điện cao với khả năng bức xạ thành sóng điện từ 

Câu 15: Tại sao nói sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà các mạch tổ hợp IC chiếm một vai trò quan trọng trong kĩ thuật mạch điện tử?

  • A. Vì nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà số lượng các mạch có chức năng khác nhau đã giảm xuống đáng kể.
  • B. Vì nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà con người tiếp cận với mạch tổ hợp IC gần hơn.
  • C. Vì nhờ sự ra đời của khuếch đại thuật toán mà các thiết bị điện tử trở nên thông dụng và hiện đại hơn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 16: Cho các tụ điện như trên hình 15.9a. Hãy chọn ra trong số các tụ điện này tụ nào có kí hiệu như trên hình 15.9b? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. tụ điện số 1, 3 
  • B. Tụ điện số 2, 5 
  • C. Tụ điện số 3, 4 
  • D. Tụ điện số 1, 3 

Câu 17: Quan sát sơ đồ sau và cho biết đây là sơ đồ nguyên lí của mạch nào? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Mạch điều chế biên độ 
  • B. Mạch giải điều chế biên độ 
  • C. Mạch khuếch đại biên độ điện áp 
  • D. Mạch điều chế tần số 

Câu 18: Quan sát sơ đồ sau và cho biết đây là sơ đồ nguyên lí của mạch nào? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Mạch điều chế biên độ tín hiệu âm thanh
  • B. Mạch giải điều chế biên độ tín hiệu âm thanh 
  • C. Mạch khuếch đại tín hiệu âm thanh 
  • D. Mạch điều chế tần số tín hiệu âm thanh

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác