Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 1 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Lao động cần cù.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là

  • A. di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
  • B. di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
  • C. di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
  • D. di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 3: Di sản nào dưới đây được xếp vào nhóm di sản văn hóa phi vật thể?

  • A. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao.
  • B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
  • D. Dinh Độc Lập (thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

  • A. Người gây bạo lực học đường có thể bị lệch lạc về nhân cách.
  • B. Người bị bạo lực học đường bị tổn thương về thể chất và tinh thần.
  • C. Đối với gia đình, bạo lực học đường gây ra tâm lí căng thẳng, bất an.
  • D. Bạo lực học đường khiến cho xã hội trở nên an toàn và lành mạnh hơn.

Câu 5: Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
  • C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 6: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

  • A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
  • B. Luật An ninh mạng năm 2018.
  • C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
  • D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 7: Câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nói về truyền thống nào?

  • A. Truyền thống yêu nước.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 8: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ ứng xử như thế nào?

  • A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
  • B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
  • C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
  • D. Trêu tức bạn.

Câu 9: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?

  • A. Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai…
  • B. Thiếu kĩ năng sống là nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường.
  • C. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
  • D. Bạo lực học đường gây tác hại với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 10: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  • A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
  • B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
  • C. Cần cù lao động, ích kỉ.
  • D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 11: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là như thế nào?

  • A. Lưu giữ nghề làm gốm.
  • B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
  • C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Chê bai, lăng mạ.
  • B. Đe dọa, khủng bố.
  • C. Đến trễ hẹn.
  • D. Đánh đập, ngược đãi.

Câu 13: Không yêu thương con người được biểu hiện qua hành động nào?

  • A. Đánh chửi bố mẹ.
  • B. Đánh thầy giáo.
  • C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?

  • A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
  • B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
  • C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
  • D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.
  • B. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
  • C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
  • D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 16: Trong bài hát "Thanh niên làm theo lời Bác" có đoạn: Kết niên lại anh em chúng ta cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quân thù xây dựng cuộc sống ấm no. Đoạn hát đó nói đến

  • A. tôn sư trọng đạo.
  • B. lòng biết ơn.
  • C. lòng khoan dung.
  • D. tinh thần đoàn kết, tương trợ.

Câu 17: Di sản văn hóa vật thể bao gồm

  • A. di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
  • C. tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
  • D. di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 18: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.
  • B. Mang tiền về cho bố mẹ.
  • C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
  • D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

Câu 19: Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp nào?

  • A. Truyền thống hiếu học.
  • B. Truyền thống yêu nước.
  • C. Truyền thống nhân nghĩa.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

  • A. Yêu nước.
  • B. Tôn sư trọng đạo.
  • C. Hèn nhát.
  • D. Cần cù lao động.

Câu 21: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về

  • A. lòng biết ơn đối với thầy cô.
  • B. lòng trung thành đối với thầy cô.
  • C. căm ghét thầy cô.
  • D. giúp đỡ thầy cô.

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

  • A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
  • B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
  • C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
  • D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.

Câu 23: Yêu thương con người là như thế nào?

  • A. Quan tâm người khác.
  • B. Giúp đỡ người khác.
  • C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 24: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

  • A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
  • B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
  • C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
  • D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 25: Con người có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất khi phải trải qua căng thẳng tâm lí ở mức độ

  • A. cao hoặc trong một thời gian dài.
  • B. thấp hoặc trong một thời gian ngắn.
  • C. cao hoặc trong một thời gian ngắn.
  • D. thấp hoặc trong một thời gian dài.

Câu 26: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây: “……… là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

  • A. Tự hào về gia đình, dòng họ.
  • B. Tự mãn về truyền thống gia đình, dòng họ.
  • C. Thỏa mãn về truyền thống quê hương.
  • D. Tự hào về truyền thống quê hương.

Câu 27: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là

  • A. đánh đập.
  • B. quan tâm.
  • C. sẻ chia.
  • D. cảm thông.

Câu 28: Đối lập với đoàn kết, tương trợ là

  • A. chia rẽ.
  • B. vô ơn.
  • C. trung thành.
  • D. khoan dung.

Câu 29: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ chữ tín?

  • A. Lời nói đi đôi với việc làm.
  • B. Nói một đằng làm một nẻo.
  • C. Luôn nghi ngờ mọi người.
  • D. Hứa nhưng không thực hiện.

Câu 30: Đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt,… là một số biểu hiện của

  • A. học sinh chăm học.
  • B. người trưởng thành.
  • C. học sinh lười học.
  • D. cơ thể bị căng thẳng.

Câu 31: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong đoạn văn bản dưới đây: Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “...…….. là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo hành trẻ em.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Ngược đãi trẻ em.

Câu 32: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Truyền thống quê hương.
  • B. Phong tục tập quán.
  • C. Truyền thống gia đình.
  • D. Nét đẹp bản địa.

Câu 33: Đoàn kết, tương trợ được biểu hiện qua hành động nào?

  • A. Cùng nhau làm bài khó.
  • B. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
  • C. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 34: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn công nghệ nhưng bạn D không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không cần thiết phải chào mà chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. Hành động của D cho thấy D là người như thế nào?

  • A. D là người vô trách nhiệm.
  • B. D là người vô tâm.
  • C. D là người vô ơn.
  • D. D là người vô ý thức.

Câu 35: Một trong những nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng là

  • A. áp lực học tập.
  • B. tâm lí tự ti.
  • C. suy nghĩ tiêu cực.
  • D. lo lắng thái quá.

Câu 36: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

  • A. định kiến.
  • B. thời gian.
  • C. quan niệm.
  • D. lối sống.

Câu 37: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến

  • A. tinh thần đoàn kết.
  • B. lòng yêu thương con người.
  • C. tinh thần yêu nước.
  • D. đức tính tiết kiệm.

Câu 38: Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và E có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. Hành động của V cho thấy V là người như thế nào?

  • A. V là người trách nhiệm.
  • B. V là người giả tạo.
  • C. V là người vô ơn.
  • D. V là người tốt bụng.

Câu 39: Câu ca dao: “Nói chín thì nên làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người nên rèn luyện đức tính nào?

  • A. Trung thực.
  • B. Giữ chữ tín.
  • C. Khiêm tốn.
  • D. Dũng cảm.

Câu 40: Đối lập với tôn sư trọng đạo là

  • A. trách nhiệm.
  • B. vô ơn.
  • C. trung thành.
  • D. ý thức.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác