Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách

  • A. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • B. sống tự lập.
  • C. ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. tôn trọng sự thật.

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Ăn vóc học hay.
  • B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
  • C. Học thầy không tày học bạn.
  • D. Học trò đèn sách hôm mai.

Câu 3: Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

  • A. cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
  • B. gia đình.
  • C. cơ sở y tế và các phòng khám độc lập.
  • D. công sở.

Câu 4: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
  • B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
  • C. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
  • D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

Câu 5: Giữ chữ tín không thể hiện ở việc

  • A. biết trọng lời hứa, đúng hẹn.
  • B. thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân.
  • C. trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.
  • D. hứa nhưng không thực hiện.

Câu 6: Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?

  • A. Tuyên truyền về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường.
  • B. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn học.
  • C. Đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp phù hợp.
  • D. Tất cả các việc làm nêu trên.

Câu 7: Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?

  • A. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép.
  • B. Bạn A luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học.
  • C. Bạn C thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác.
  • D. Bạn N ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin.

Câu 8: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mình
  • B. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên facebook.
  • C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.
  • D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

Câu 9: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?

  • A. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!
  • B. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
  • C. Mình làm gì cũng thất bại!
  • D. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề căng thẳng tâm lí?

  • A. Là trạng thái con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về thể chất, tinh thần.
  • B. Áp lực học tập là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến căng thẳng tâm lí.
  • C. Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.
  • D. Cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là: đối mặt và suy nghĩ tích cực.

Câu 11: Anh T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh T đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh T là người

  • A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.
  • B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.
  • C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
  • D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

Câu 12: Đọc các tình huống dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Tình huống 1: H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được, H gọi điện xin lỗi P và hẹn khi khác đi. 

Tình huống 2: V hứa giúp D học tốt môn Tiếng anh. Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. 

Tình huống 3: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc nên vẫn giữ lại, chưa trả C.

Tình huống 4: Anh Q mở cửa hàng thực phẩm sạch. Tuy nhiên, trên thực tế, anh thường nhập những mặt hành không rõ nguồn gốc về bán.

Theo em, trong những tình huống trên, tình huống nào thể hiện các nhân vật đã biết giữ chữ tín?

  • A. Tình huống 1.
  • B. Tình huống 2.
  • C. Tình huống 3.
  • D. Tình huống 4.

Câu 13: Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Kết bạn với những người bạn tốt.
  • B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.
  • C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
  • D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

Câu 14: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Vùi mình vào chơi game để quên nỗi buồn.
  • B. Trốn trong phòng để khóc.
  • C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
  • D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.

Câu 15: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
  • B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
  • C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
  • D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

Câu 16: Câu tục ngữ “Một lần thất tín, vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Giữ chữ tín.
  • B. Tôn trọng lẽ phải.
  • C. Liêm khiết.
  • D. Bao dung.

Câu 17: Trên đường đi học về, K và V phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. K rủ V đi báo công an nhưng V từ chối và nói: “Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy. Tớ không làm đâu, cậu thích thì tự đi báo công an đi”. Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã có hành động thể hiện việc bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Bạn K.
  • B. Bạn V.
  • C. Hai bạn K và V.
  • D. Không có bạn nào.

Câu 18: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

  • A. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
  • B. Keo kiệt, bủn xỉn.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Yêu nước.

Câu 19: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện học tập tự giác, tích cực?

  • A. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
  • B. Hát hay hơn hay hát.
  • C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
  • D. Măng không uốn, uốn tre sao được.

Câu 20: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 21: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

  • A. địa phương này sang địa phương khác.
  • B. người vùng này sang người vùng khác.
  • C. đất nước này sang đất nước khác.
  • D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 22: Nhân vật nào dưới đây đã không giữ chữ tín?

  • A. Anh P đến điểm hẹn đúng giờ.
  • B. Chị X luôn thực hiện đúng những gì đã hứa.
  • C. Bạn K thường nói dối bố mẹ để trốn học, đi chơi.
  • D. Anh Q luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Câu 23: Q và V đang đứng nói chuyện thì N trông thấy và buông lời trêu chọc. Nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt, Q đã đánh N để lấy lại thể diện. V ra sức can ngăn Q nhưng Q không nghe theo, ngược lại còn mắng nhiếc V. Theo em, trong trường hợp trên, bạn học sinh nào có hành vi bạo lực học đường?

  • A. Bạn Q và N.
  • B. không có bạn nào.
  • C. Bạn V và Q.
  • D. Bạn V và N.

Câu 24: Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?

“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim

Nghe câu quan họ, đi tìm người thương”

  • A. Đờn ca tài tử.
  • B. Dân ca ví, dặm.
  • C. Nhã nhạc cung đình.
  • D. Dân ca quan họ.

Câu 25: Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • A. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ.
  • B. Chúng ta chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi sắp tới kì kiểm tra.
  • C. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
  • D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta rèn luyện tính tự lập, tự chủ và kiên trì.

Câu 26: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  • A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
  • B. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.
  • C. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
  • D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 27: Thấy H hay chọn điệu dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, P không thích và muốn H chọn những bài hát hiện đại, sôi động. H từ chối và giải thích: “dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Bắc Ninh. Mình muốn giới thiệu loại hình dân ca độc đáo này tới mọi người”. Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân ca quan họ?

  • A. Bạn H.
  • B. Bạn P.
  • C. Cả 2 bạn H và P.
  • D. Không có bạn nào.

Câu 28: Làm gốm (ở Chu Đậu) là nghề truyền thống của tỉnh/thành phố nào sau đây?

  • A. Hải Dương.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Hà Nội.
  • D. Hưng Yên.

Câu 29: Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện thông qua

  • A. danh lam thắng cảnh.
  • B. các lễ hội truyền thống.
  • C. cổ vật, bảo vật quốc gia.
  • D. các di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 30: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 31: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào khó khăn do tác động của dịch Covid-19 là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Cần cù lao động.
  • B. Tương thân, tương ái.
  • C. Đoàn kết, dũng cảm.
  • D. Yêu nước chống ngoại xâm.

Câu 32: Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cầm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 33: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây về việc giữ chữ tín?

  • A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.
  • B. Chỉ cần giữ chữ tín đối với những hợp đồng quan trọng.
  • C. Cần coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.
  • D. Không cần giữ lời hứa với khách hàng cũ.

Câu 34: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

  • A. Hiểu được cảm xúc của người đó.
  • B. Làm theo người đó một cách máy móc.
  • C. Đồng hành với việc làm của người đó.
  • D. Chứng tỏ bản thân mình trước người đó

Câu 35: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

  • A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên.
  • C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá.
  • D. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

Câu 36: Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999?

  • A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
  • B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • C. Dân ca ví, dặm (Nghệ An, Hà Tĩnh).
  • D. Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang).

Câu 37: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

  • A. Mọi người và sự việc xung quanh.
  • B. Những vấn đề thời sự của xã hội.
  • C. Những người thân trong gia đình.
  • D. Một số người thân thiết của bản thân.

Câu 38: Trong giờ học môn Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn C không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của C, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?

  • A. Khuyên bạn mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu.
  • B. Nói với cô giáo là bạn C biết câu trả lời.
  • C. Mặc kệ bạn vì đó là quyền của bạn.
  • D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.

Câu 39: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

  • A. Chỉ khi giàu có mới cần chia sẻ.
  • B. Chia sẻ giúp mọi người gắn kết với nhau.
  • C. Chỉ chia sẻ với người mình thích.
  • D. Người biết chia sẻ sẽ bị người khác bắt nạt.

Câu 40: Di sản nào dưới đây của nhân dân Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009?

  • A. Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
  • B. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).
  • C. Dân ca ví, dặm (Nghệ An, Hà Tĩnh).
  • D. Dân ca quan họ (Bắc Ninh, Bắc Giang).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác