Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình đang giúp một người vận chuyển chất ma túy?

  • A. Báo cáo cơ quan chức năng.
  • B. Khuyên bạn dừng lại rồi báo cáo cơ quan chức năng.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Nói với các bạn khác.

Câu 2: Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?

  • A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
  • B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
  • C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
  • D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Câu 3: Gia đình là gì?

  • A. Là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục.
  • B. Là những người có quan hệ huyết thống, trong quan hệ với nhau.
  • C. Là những người vốn không có sự liên hệ về máu mủ, nhưng lại gắn kết với nhau vì có chung một đặc điểm tính cách, có thể hoà hợp với nhau và sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi thứ.
  • D. Là những người không cùng huyết thống nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 4: Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình đang giúp một người vận chuyển chất ma túy?

  • A. Báo cáo cơ quan chức năng.
  • B. Khuyên bạn dừng lại rồi báo cáo cơ quan chức năng.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Nói với các bạn khác.

Câu 5: Theo quy định, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ

  • A. Khác nhau.
  • B. Ngang nhau.
  • C. Chăm sóc nhau.
  • D. Giúp đỡ nhau.

Câu 6: Người dưới 14 tuổi sẽ bị xử phạt thế nào khi vi phạm pháp luật?

  • A. Đưa vào trường giáo dưỡng.
  • B. Đưa về gia đình giám sát.
  • C. Cảnh cáo.
  • D. Khuyên răn.

Câu 7: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A. Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
  • B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
  • C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
  • D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.

Câu 8: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

  • A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
  • B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
  • C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm.
  • D. Tạo công ăn việc làm.

Câu 9: Những ai cần phải phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Bản thân.
  • B. Gia đình.
  • C. Xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Cha mẹ không có quyền gì đối với con cái?

  • A. Nuôi dưỡng và giáo dục.
  • B. Tôn trọng ý kiến của con.
  • C. Bạo lực, xúc phạm con cái.
  • D. Chăm sóc khi con bệnh.

Câu 11: Trên đường đi học về, em bắt gặp một bạn cùng lớp đang bị chặn lại và dọa đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khác khi làm bài kiểm tra. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ, bỏ đi ngay.
  • B. Quay video đăng mạng xã hội.
  • C. Đi báo cáo thầy, cô giáo và bác bảo vệ trường.
  • D. Chạy lại đánh nhau với những người kia để bảo vệ bạn.

Câu 12: Theo hiểu biết của em, ý nào không phải quy định của pháp luật của nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.
  • B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.
  • C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.
  • D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.

Câu 13: Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Xã hội.
  • B. Gia đình.
  • C. Cộng đồng.
  • D. Tập thể.

Câu 14: Bạo lực học đường là gì?

  • A.  Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong môi trường giáo dục.
  • B. Là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình.
  • C. Là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó...
  • D. Là đánh nhau giữa 2 người hoặc nhiều người với nhau khi các bên xảy ra mâu thuẫn. Điều này dẫn tới tổn thương về thể xác lẫn tinh thần với các bên.

Câu 15: Gia đình không mang ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi người?

  • A. Là mái ấm yêu thương.
  • B. Là môi trường làm việc hiệu quả.
  • C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
  • D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 16: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
  • B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.
  • C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
  • D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

Câu 17: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
  • B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 18: Phương án nào dưới đây không thuộc quyền và nghĩa vụ của ông bà với con cháu?

  • A. Ông bà có quyền và nghĩa vụ chăm sóc cháu.
  • B. Ông bà có quyền và nghĩa vụ giáo dục cháu.
  • C. Ông bà có quyền và nghĩa vụ chăm cháu thay bố mẹ.
  • D. Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom cháu.

Câu 19: Theo hiểu biết của em, ý nào không phải quy định của pháp luật của nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.
  • B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.
  • C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.
  • D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.

Câu 20: Là học sinh em cần làm gì để chống tệ nạn xã hội?

  • A. Tuyên truyền mọi người xung quanh phòng chống tai tệ nạn xã hội.
  • B. Tự ý giải quyết sự việc.
  • C. Khi anh em trong gia đình vi phạm chỉ báo với các thành viên khác trong gia đình.
  • D. Mặc kệ không quan tâm.

Câu 21: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

  • A. Đánh đập, sai bảo.
  • B. Chỉ trích, điều khiển.
  • C. Phụng dưỡng, hiếu thảo.
  • D. Thương yêu, chăm sóc.

Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
  • B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

Câu 23: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, phê phán, tố cáo.
  • B. Bắt chước.
  • C. Cổ động.
  • D. Mặc kệ.

Câu 24: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì

  • A. Bố mẹ không tôn trọng con.
  • B. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
  • C. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
  • D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Câu 25: Trong gia đình không tồn tại quan hệ nào sau đây?

  • A. Quan hệ hôn nhân.
  • B. Quan hệ huyết thống.
  • C. Quan hệ nuôi dưỡng.
  • D. Quan hệ xã hội.

Câu 26: Trong lớp, em bị lôi kéo để tẩy chay một bạn khác giới vì bạn ấy có nhiều điểm khác biệt với mọi người (chiều cao, cân nặng,...). Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ.
  • B. Tham gia cùng.
  • C. Khuyên nhủ các bạn từ bỏ ý định, báo cáo thầy cô nếu nó vẫn xảy ra.
  • D. Báo vụ việc với phụ huynh bạn bị bắt nạt.

Câu 27: Theo em, đâu là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Ít tuyên truyền, giáo dục người dân kiến thức về tệ nạn xã hội.
  • B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Chỉ cảnh cáo nhẹ với những hành vi phạm tội.
  • D. Không vận động người dân tố cáo những người có hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 28: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là

  • A. Đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.
  • B. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.
  • C. Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhà trường…
  • D. A và B đều đúng.

Câu 29: Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là

  • A. Cho con đi học.
  • B. Nuôi dạy con.
  • C. Dạy con học bài.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 30: Trong các ý dưới đây, đâu là tệ nạn thường xuất hiện ở học sinh?

  • A. Cờ bạc.
  • B. Ma túy.
  • C. Mại dâm.
  • D. Bạo lực học đường.

Câu 31: Trên đường đi học về, em bắt gặp một bạn cùng lớp đang bị chặn lại và doạ đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khác khi làm bài kiểm tra. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ, bỏ đi ngay.
  • B. Quay video đăng mạng xã hội.
  • C. Đi báo cáo thầy, cô giáo và bác bảo vệ trường.
  • D. Chạy lại đánh nhau với những người kia để bảo vệ bạn.

Câu 32: Một anh học lớp trên, rủ em cùng “xử lí” một nhóm bạn khác đã “chơi trội” sau buổi thi văn nghệ toàn trường. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Tham gia cùng anh ngay lập tức.
  • B. Từ chối và khuyên anh hãy từ bỏ ý định này. Nếu không khuyên được thì báo thầy, cô giáo.
  • C. Bỏ đi và báo cáo cô.
  • D. Từ chối tham gia.

Câu 33: Phương án nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

  • A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.
  • B. P thường dành thời gian phụ giúp bố mẹ việc nhà.
  • C. Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.
  • D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu như nhau. 

Câu 34: Theo quy định pháp luật, bao nhiêu tuổi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật?

  • A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
  • B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 35: Cha mẹ có quyền gì?

  • A. Xúc phạm nhân phẩm và danh dự của con.
  • B. Kiểm soát toàn bộ thời gian của con.
  • C. Không tôn trọng, lắng nghe ý kiến của con.
  • D. Tôn trọng ý kiến của con.

Câu 36: Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?

  • A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
  • B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
  • C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
  • D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.

Câu 37: Con cái có nghĩa vụ gì?

  • A. Hỗn láo với cha mẹ.
  • B. Trốn tránh làm việc.
  • C. Kính trọng cha mẹ.
  • D. Coi thường ơn sinh dục của cha mẹ.

Câu 38: Đối với những truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc, gia đình có vai trò nào sau đây?

  • A. Bảo tồn, lưu giữ.
  • B. Giữ gìn, phát huy.
  • C. Bài trừ, gạt bỏ.
  • D. Nâng cấp, đầu tư.

Câu 39: V và Y đang là học sinh cấp 2, Y có một người anh trai thường xuyên giao du với một nhóm người xấu. Một hôm sang nhà bạn, V vô tình phát hiện anh Y đang sử dụng chất ma túy. V bảo Y, Y biết nhưng không muốn báo công an, đồng thời cũng dặn V không được báo. Nghe bạn, V cũng không báo công an. Theo em, trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật

  • A. Y và V.
  • B. Y và anh Y.
  • C. Y.
  • D. Y, V và anh Y.

Câu 40: Theo em, hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu tôn trọng của con cái với cha mẹ?

  • A. Chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ ốm.
  • B. Văng tục, chửi bậy với cha mẹ.
  • C. Lắng nghe lời khuyên của cha mẹ.
  • D. Giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác