Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 2 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Quan tâm, động viên, chia sẻ với bạn bè.
  • B. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Đánh đập, xâm hại thân thể của người khác.
  • D. Tố cáo, lên án những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 2: Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây? 

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II (P4)

  • A. Cờ bạc.
  • B. Ma túy.
  • C. Mại dâm.
  • D. Mê tín dị đoan.

Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. Không thầy đố mày làm nên.
  • B. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
  • C. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
  • D. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

Câu 4: Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

  • A. Thầy giáo nhắc nhở V cần chăm chỉ học tập hơn.
  • B. Bạn H chặn đánh C vì cho rằng C nói xấu mình.
  • C. Lớp trưởng nhắc nhở K vì K thường xuyên đi học muộn.
  • D. Bạn T cho M chép bài trong giờ kiểm tra môn tiếng Anh.

Câu 5: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Tự do lựa chọn ngành nghề, nơi làm việc.
  • B. Tổ chức khám bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.
  • C. Dụ dỗ, cưỡng ép người khác tham gia bán dâm.
  • D. Tổ chức các chương trình giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 6: Vì mưu sinh nên bố mẹ đi làm xa, do đó, từ nhỏ K đã được ông bà nội chăm sóc. Khi phát hiện K có biểu hiện ham chơi, học tập sa sút, ông bà đã nhắc nhở nhiều lần. Bố mẹ K biết chuyện, cũng thường xuyên gọi điện tâm sự, nhắc nhở K nên cố gắng học tập, nghe lời ông bà. Tuy vậy, K vẫn không thay đổi. Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  • A. Ông bà nội của K.
  • B. Bố mẹ của K.
  • C. Bạn K.
  • D. Tất cả các nhân vật đều vi phạm.

Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vai trò của gia đình?

  • A. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người.
  • B. Gia đình không có vai trò gì trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cháu.
  • C. Gia đình là điểm tựa để chính ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
  • D. Duy trì nòi giống là một trong những vai trò cơ bản của gia đình.

Câu 8: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…… là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”

  • A. Bạo hành trẻ em.
  • B. Bạo lực học đường.
  • C. Ngược đãi trẻ em.
  • D. Bạo lực gia đình.

Câu 9: Con cái không được phép thực hiện hành vi nào sau đây đối với cha mẹ?

  • A. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
  • B. Yêu quý, kính trọng và biết ơn cha mẹ.
  • C. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
  • D. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

  • A. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
  • B. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
  • C. Chỉ gây tổn hại về sức khỏe thể chất.
  • D. Suy kiệt tài chính, tan vỡ hạnh phúc.

Câu 11: Gần đây, P cảm thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt dày đặc mụn khiến P cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Nếu là bạn của P, trong trường hợp này, em nên chọn cách ứng xử như thế nào?

  • A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • B. Trêu chọc, chế nhạo về ngoại hình của bạn P.
  • C. Lôi kéo các bạn trong lớp cùng tẩy chay bạn P.
  • D. Tâm sự, động viên P vượt qua trạng thái căng thẳng.

Câu 12: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

  • A. Tính cách nông nổi, bồng bột của học sinh.
  • B. Tâm lí thích thể hiện bản thân.
  • C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
  • D. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Câu 13: T và H đã hẹn nhau chủ nhật tuần này sẽ cùng đi đá bóng. Đến ngày hẹn, do có việc đột xuất, bố mẹ phải ra ngoài để giải quyết công việc, do đó, bố mẹ đã nhờ T ở nhà chăm sóc ông nội (ông T bị ốm). Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

  • A. Từ chối vì đã hẹn với H đi đá bóng.
  • B. Đồng ý, đợi bố mẹ đi khỏi thì trốn đi chơi.
  • C. Ở nhà chăm sóc ông, xin lỗi và hẹn H dịp khác sẽ đi chơi.
  • D. Ở nhà nhưng tỏ thái độ giận dỗi, không thực lòng chăm sóc ông.

Câu 14: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây: “……. là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”?

  • A. Gia đình.
  • B. Nhà trường.
  • C. Xã hội.
  • D. Bạn bè.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây không là tệ nạn xã hội?

  • A. Trồng các loại cây có chứa chất ma túy.
  • B. Bán dâm, chứa chấp và môi giới mại dâm.
  • C. Hành nghề mê tín dị đoan (bói toán, cúng,…)
  • D. Xả rác thải không đúng nơi quy định.

Câu 16: A rất thích vẽ và vẽ rất đẹp nên được các bạn bầu làm nhóm trưởng tờ báo tường của lớp. A xin mẹ cho đi học lớp vẽ ở Cung thiếu nhi nhưng mẹ không đồng ý vì sợ học vẽ ảnh hưởng đến việc học ở trường của A. Nếu là A, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

  • A. Giận dỗi mẹ, trốn trong phòng vì không cho mình đi học vẽ.
  • B. Không đi học vẽ nữa mà ngoan ngoãn ở nhà theo ý của mẹ.
  • C. Hứa với mẹ sẽ không làm ảnh hưởng đến việc học trên lớp.
  • D. Không học vẽ nữa, cũng đồng thời bỏ bê việc học tập trên lớp.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình đối với mỗi người?

  • A. Là mái ấm yêu thương.
  • B. Là môi trường làm việc hiệu quả.
  • C. Là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách.
  • D. Là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên.

Câu 18: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

  • A. Được bố mẹ quan tâm, yêu thương.
  • B. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn,…
  • C. Bạn bè yêu quý, tôn trọng.
  • D. Đạt được mục tiêu đã đề ra.

Câu 19: P và Q đều là học sinh lớp 7A của trường THPT X. Vào giờ ra chơi, P rủ Q và một nhóm bạn khác cùng chơi đánh bài ăn tiền. Nếu là Q, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Từ chối chơi, nhưng đứng lại xem các bạn chơi đánh bài ăn tiền.
  • B. Từ chối nhưng không ngăn các bạn vì không liên quan đến mình.
  • C. Khuyên các bạn không nên chơi vì đó là một hình thức đánh bạc.
  • D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia cho vui.

Câu 20: Chúng ta không nên thực hiện hành động nào sau đây để tránh vấp phải tệ nạn xã hội?

  • A. Thử tham gia tệ nạn xã hội một lần cho biết.
  • B. Chủ động tìm hiểu thông tin về tệ nạn xã hội.
  • C. Tham gia tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội.
  • D. Lên án những hành vi lôi kéo, tham gia tệ nạn xã hội.

Câu 21: Nhân vật nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Chị T lôi kéo bạn M tham gia vào đường dây mại dâm.
  • B. Ông T bao che cho con trai mình khi có hành vi trộm cắp.
  • C. Bà H tổ chức hoạt động “mua thần bán thánh” tại địa phương.
  • D. Tập thể lớp 7E tham gia lớp học về phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 22: Một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng là

  • A. lo lắng, thiếu tập trung.
  • B. tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • C. cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái.
  • D. nét mặt tươi sáng, tinh thần phấn khởi.

Câu 23: Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

  • A. Chị T ra điều kiện chỉ chăm sóc cha mẹ nếu được hưởng thừa kế.
  • B. Bạn Q thường xuyên trốn học, không nghe lời ông bà, cha mẹ.
  • C. Bạn P chăm chỉ học tập và thường phụ giúp bố mẹ việc nhà.
  • D. Ông M chỉ quan tâm cháu trai, không quan tâm đến cháu gái.

Câu 24: Gia đình ông H có 2 người con: một trai (anh T) và một gái (chị P). Ông H thường quan tâm đến người con trai hơn người con gái, vì ông cho rằng: “con trai mới là người nối dõi tông đường, thờ cúng, hương hỏa cho tổ tiên”. Thấy vậy, chị P rất buồn, nhưng luôn trấn an bản thân: “Bố cũng thương yêu mình, mình phải cố gắng hơn nữa”. Anh T rất thương em gái, anh thường xuyên giúp đỡ khi em gặp khó khăn và cũng nỗ lực khuyên bố nên thay đổi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ”. Chủ thể nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? 

  • A. Ông H.
  • B. Anh T.
  • B. Chị P.
  • C. Ông H và anh T.

Câu 25: Bạn H là học sinh lớp 7A. H có thân hình cao lớn (do đang ở tuổi dậy thì) và gương mặt khả ái. Một lần, trên đường đi học về, một người phụ nữ lạ mặt đã chủ động bắt chuyện với H. Người phụ nữ đó ngỏ ý muốn rủ H đi chơi và hứa sẽ cho H thêm nhiều tiền tiêu xài. Trong trường hợp này, nếu là H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Đồng ý và đề nghị rủ thêm bạn gái đi cùng.
  • B. Mắng chửi cho người phụ nữ một trận và bỏ đi.
  • C. Đồng ý và mang chuyện đi khoe với bạn bè trong lớp.
  • D. Từ chối và báo với cơ quan công an để có biện pháp hỗ trợ.

Câu 26: Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

  • A. Bạo lực học đường không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.
  • B. Nạn nhân của bạo lực học đường chỉ bị tổn thương về thể chất.
  • C. Người gây ra bạo lực học đường phải chịu các hình thức kỉ luật.
  • D. Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 27: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

  • A. Tệ nạn xã hội có nhiều loại hình, biến tướng phức tạp, tinh vi.
  • B. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.
  • C. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả xấu cho gia đình, nhà trường và xã hội.
  • D. Việc phòng, chống tệ nạn xã hội được quy định trong nhiều văn bản pháp luật.

Câu 28: Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lôi kéo trẻ em

  • A. tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
  • B. học tập theo những tấm gương tiêu biểu.
  • C. sử dụng các văn hóa phẩm đồi truỵ.
  • D. vui chơi, giải trí lành mạnh.

Câu 29: Câu ca dao nào sau đây nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
  • B. Lên non mới biết non cao/Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
  • C. Bạn bè là nghĩa tương thân/Khó khăn, thuận lợi, ân cần có nhau.
  • D. Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 30: Hành vi nào sau đây là tệ nạn xã hội?

  • A. Xả rác không đúng nơi quy định.
  • B. Tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy.
  • C. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  • D. Bán thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Câu 31: Gia đình T sống ở một vùng quê còn nhiều khó khăn. Do điều kiện vệ sinh kém, môi trường ẩm thấp, nhiều muỗi, nên em trai của T bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Thấy vậy, bà nội của T đã khuyên bố mẹ T nên mời ông K (thầy cúng) đến nhà làm lễ mong cho em của T khỏi bệnh. Nếu là T, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Không quan tâm vì bố mẹ mới có quyền quyết định.
  • B. Đồng ý với ý kiến mời thầy cúng về làm lễ của bà nội.
  • C. Khuyên bố mẹ nhanh chóng đưa em tới bệnh viện chữa trị.
  • D. Khuyên bố mẹ không cần lo vì bệnh này không nguy hiểm.

Câu 32: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào?

  • A. Rèn luyện đạo đức, sống giản dị, lành mạnh.
  • B. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích.
  • C. Xa lánh những người mắc các bệnh xã hội.
  • D. Kì thị những người từng vướng vào tệ nạn xã hội.

Câu 33: Chúng ta cần gọi đến đường dây nóng 111 khi

  • A. phát hiện hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
  • B. cần hỗ trợ đế chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
  • C. tố giác tội phạm về ma túy, cờ bạc.
  • D. cần hỗ trợ cấp cứu y tế.

Câu 34: Câu ca dao “Anh em trên kính dưới nhường/Là nhà có phúc, mọi đường yên vui” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

  • A. ông bà đối với các cháu.
  • B. cha mẹ đối với con cái.
  • C. anh chị em đối với nhau.
  • D. con cái đối với cha mẹ.

Câu 35: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  • A. Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
  • C. Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
  • D. Đời người có một gang tay/Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

Câu 36: Thời gian gần đây, thấy các bạn V, M, K thường trốn tiết, la cà ở quán điện tử, H là lớp trưởng đã báo cáo với cô chủ nhiệm. Biết việc này, V và M đã có lời nói lăng mạ, xúc phạm H. K còn cố tình gạt chân H làm H bị ngã xây xát chân tay. Chủ thể nào trong tình huống trên là nạn nhân của bạo lực học đường?

  • A. Bạn V.
  • B. Bạn M.
  • C. Bạn K.
  • D. Bạn H.

Câu 37: Gia đình không được hình thành từ mối quan hệ nào sau đây?

  • A. Quan hệ hôn nhân.
  • B. Quan hệ huyết thống.
  • C. Quan hệ nuôi dưỡng.
  • D. Quan hệ hợp tác.

Câu 38: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Buôn bán ma túy.
  • B. Tổ chức mại dâm.
  • C. Đánh bài ăn tiền.
  • D. Xuất khẩu lao động.

Câu 39: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

  • A. Vợ và chồng bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ.
  • B. Chồng có nghĩa vụ đóng góp toàn bộ về kinh tế.
  • C. Người vợ có nghĩa vụ làm tất cả các công việc nhà.
  • D. Quyền của vợ, chồng sẽ tùy hoàn cảnh từng gia đình.

Câu 40: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Tổ chức đánh bài ăn tiền.
  • B. Tổ chức mua – bán dâm.
  • C. Tố giác các tội phạm ma túy.
  • D. Hành nghề mê tín dị đoan.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác