Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa (P1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa- sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Di sản văn hóa là gì?

  • A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
  • B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận
  • C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa...
  • D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Câu 2: Có mấy loại di sản văn hóa chính?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 2.
  • D. 5.

Câu 3: Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa?

  • A. Chùa một cột.
  • B. Lotte.
  • C. Cafe Trung Nguyên.
  • D. Trường mới xây.

Câu 4: Theo em, di sản văn hóa gồm những loại chính nào?

  • A. Di sản văn hóa phi vật thể; Di sản văn hóa vật thể
  • B. Di sản văn hóa kiến trúc; Di sản văn hóa dân ca.
  • C. Di sản văn hóa quần thể; Di sản văn hóa đơn lẻ.
  • D. Di sản văn hóa hát chèo; Di sản văn hóa múa rối nước.

Câu 5: Những hành vi nào phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?

  • A. Buôn bán trao đổi cổ vật trái phép.
  • B. Phá hoại di tích lịch sử.
  • C. Ăn trộm cổ vật.
  • D. Tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử.

Câu 6: Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá?

  • A. Phát hiện cổ vật thì giao cho cơ quan. 
  • B. Giới thiệu có di sản văn hóa đất nước tới bạn bè quốc tế.
  • C. Khắc tên lên cột đình chùa cổ.
  • D. Nhắc nhở người xung quanh nên có ý thức bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 7: Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích?

  • A. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích.
  • B. Mặc kệ không quan tâm.
  • C. Tham gia cùng những người đó.
  • D. Quay video đăng lên mạng  mà không báo cáo ban quản lí khu di tích.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?

  • A. Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử.
  • B. Giữ gìn sạch đẹp cảnh quản tại các di tích, danh lam thắng cảnh.
  • C. Lôi kéo mọi người đánh nhau với những người có hành vi phá hoại di sản văn hóa.
  • D. Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.

Câu 9: Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trường Vĩ tổ chức buổi tham quan Đền thờ thầy Chu Văn An. Trong buổi tham quan, Vĩ phát hiện có một nhóm bạn đua nhau thả tiền giấy vào giếng Ngọc trong khi bên cạnh có biển ghi cấm thả tiền xuống giếng. Nếu là Vĩ, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Nhắc nhở các bạn không thả tiền xuống giếng, nếu còn tiếp tục sẽ báo thầy cô dẫn đoàn.
  • B. Tham gia cùng mọi người thả tiền xuống giếng.
  • C. Đợi các bạn thả xong mới báo các thầy cô dẫn đoàn hoặc ban quản lí khu di tích.
  • D. Nhắc nhở hời hợt cho có rồi bỏ đi.

Câu 10: Nhà ông T muốn xây một căn nhà trên khu đất mới mua. Trong lúc đào móng, ông vô tình phát hiện một số hiện một bộ lư cổ có niên đại cách đây 300 năm. Theo em, ông T lên làm gì với cổ vật này?

  • A. Giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • B. Mang ra đình thờ thần.
  • C. Giữ lại để thờ hoặc trung bày trong nhà.
  • D. Cho người khác.

Câu 11: Gần nhà K có một ngôi chùa cổ lâu đời, chùa có rất nhiều cổ vật có giá trị cao. Một lần khi đi học về muộn, K phát hiện một nhóm người lén lút trèo qua tường chùa ở một góc vắng. Theo em, K nên làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ đi về nhà vì đó không phải việc của mình.
  • B. Đi theo rình xem họ làm gì.
  • C. Nhanh chóng tìm người dân, bảo vệ ngôi chùa để báo cáo.
  • D. Xông vào đánh nhau nhóm người kia.

Câu 12: Di sản văn hoá được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?

  • A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
  • C. Chỉ làm giàu cho chủ sở hữu nó.
  • D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.

Câu 13: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là  khái niệm của:

  • A. Di sản văn hóa.
  • B. Truyền thống gia đình.
  • C. Thành tựu văn minh.
  • D. Nghề thủ công truyền thống.

Câu 14: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam?

  • A. Quần thể danh thắng Tràng An.
  • B. Nhã nhạc cung đình Huế.
  • C. Nhạc tế lễ Tông miếu.
  • D. Chùa Hương.

Câu 15: Đâu là di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam?

  • A. Nhã nhạc cung đình Huế.
  • B. Múa rơi nước.
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • D. Quan họ Bắc Ninh.

Câu 16: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

  • A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
  • B. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
  • D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 17: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?

  • A. Di vật, cổ vật
  • B. Bảo vật quốc gia. 
  • C. Di sản văn hóa.
  • D. Di sản lịch sử. 

Câu 18: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được gọi dưới cái tên khác là?

  • A. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
  • B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
  • C. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
  • D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 19: Những câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam?

  • A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
  • C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  • D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.

Câu 20: Câu ca dao, tục ngữ nào không nói về di sản văn hoá của Việt Nam?

  • A. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
  • B. Cổ Loa là đất Đế Kinh/ Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây.
  • C. Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn.
  • D. Anh về học lấy chữ hương/ Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác