Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Chia sẻ.

Câu 2: Quản lý tiền hiệu quả sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. tăng thu nhập hàng tháng.
  • B. nâng cao đời sống vật chất.
  • C. cân bằng tài chính hiện tại.
  • D. nâng cao đời sống tinh thần.

Câu 3: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

  • A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.
  • B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.
  • C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.
  • D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 4: Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là

  • A. quản lý tiền hiệu quả.
  • B. chi tiêu tiền hợp lí.
  • C. tiết kiệm tiền hiệu quả.
  • D. kế hoạch chi tiêu.

Câu 5: Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Chia sẻ.
  • B. Cảm thông.
  • C. Cảm mến.
  • D. Đồng điệu.

Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Lao động cần cù.
  • C. Hiếu thảo.
  • D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 7: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

  • A. những người thân trong gia đình.
  • B. những vấn đề thời sự của xã hội.
  • C. mọi người và sự việc xung quanh.
  • D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 8: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

  • A. Hiếu thảo.
  • B. Hiếu học.
  • C. Cần cù.
  • D. Trung thực.

Câu 9: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

  • A. thế hệ này sang thế hệ khác.
  • B. địa phương này sang địa phương khác.
  • C. đất nước này sang đất nước khác.
  • D. người vùng này sang người vùng khác.

Câu 10: Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm

  • A. giảm tối đa mức độ chi tiêu.
  • B. tăng hiệu quả sử dụng tiền.
  • C. đạt được mục tiêu như dự kiến.
  • D. nâng cao chất lượng hàng hóa.

Câu 11: Phương án nào dưới đây là biểu hiện trái với giữ chữ tín?

  • A. Đến hẹn đúng giờ, không để người khác chờ.
  • B. Quyết tâm làm xong nhiệm vụ được giao.
  • C. Hứa nhưng không thực hiện lời hứa.
  • D. Nói và làm luôn đi đôi với nhau.

Câu 12: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Hà Nội.
  • C. Bắc Ninh.
  • D. Hải Dương.

Câu 13: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Lười làm bài tập về nhà.
  • B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
  • C. Dành thời gian cho những trò vô bổ.
  • D. Không có mục đích sống.

Câu 14: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là

  • A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
  • B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
  • D. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.

Câu 15: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Chia sẻ.
  • B. Quan tâm.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Thấu hiểu.

Câu 16: Di sản văn hóa được phân chia thành mấy loại?

  • A. Hai.
  • B. Ba.
  • C. Bốn.
  • D. Năm.

Câu 17: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và

  • A. di sản văn hóa phi vật thể.
  • B. di sản văn hóa vật chất.
  • C. di sản văn hóa tập thể.
  • D. di sản văn hóa cộng đồng.

Câu 18: Phương án nào dưới đây không thuộc biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Chủ động lập kế hoạch học tập.
  • B. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
  • C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
  • D. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ.

Câu 19: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Di sản văn hóa vật thể.
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. Di sản văn hóa cộng đồng.
  • D. Di sản văn hóa tập thể.

Câu 20: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

  • A. định kiến.
  • B. thời gian.
  • C. quan niệm.
  • D. lối sống.

Câu 21: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Cân bằng tài chính hiện tại.
  • B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
  • C. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
  • D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Câu 22: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

  • A. đồng hành với việc làm của người đó.
  • B. làm theo người đó một cách máy móc.
  • C. hiểu được cảm xúc của người đó.
  • D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 23: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Di sản văn hóa.
  • B. Truyền thống quê hương.
  • C. Công trình kiến trúc.
  • D. Hương ước làng xã.

Câu 24: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín?

  • A. Thường đến không đúng hẹn.
  • B. Nói và không thực hiện.
  • C. Bỏ qua nhiệm vụ được giao.
  • D. Thực hiện đúng như lời hứa.

Câu 25: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người?

  • A. Tiêu cực.
  • B. Tích cực.
  • C. Không xác định.
  • D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.

Câu 26: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  • A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
  • B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
  • C. Cần cù lao động, ích kỉ.
  • D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

Câu 27: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về

  • A. tài sản cá nhân của con người.
  • B. thể chất và tinh thần của con người.
  • C. tinh thần của mỗi người.
  • D. thể chất của con người.

Câu 28: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

  • A. khả năng của mình.
  • B. nhu cầu của mình.
  • C. mong muốn của mình.
  • D. nguyện vọng của mình.

Câu 29: Tự giác, tích cực trong học tập mang lại ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Chúng ta luôn phải chịu thiệt thòi.
  • B. Giúp chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • C. Bị mọi người xa lánh.
  • D. Giúp chúng ta đạt được mọi mục đích.

Câu 30: Biểu hiện của ai dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. P thường xuyên đi học muộn vì ngủ nướng.
  • B. H thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải.
  • C. Mỗi khi không làm được bài tập T thường mượn vở bạn để chép.
  • D. Trong giờ học K luôn mất tập trung và nói chuyện riêng.

Câu 31: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Truyền thống quê hương.
  • B. Phong tục tập quán.
  • C. Truyền thống gia đình.
  • D. Nét đẹp bản địa.

Câu 32: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống.
  • B. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • D. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc.

Câu 33: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

  • A. kinh tế, chính trị, xã hội.
  • B. văn hóa, chính trị, xã hội.
  • C. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
  • D. lịch sử, văn hóa, khoa học.

Câu 34: Giữ niềm tin của người khác đối với mình được gọi là

  • A. giữ lòng tự trọng.
  • B. giữ chữ tín.
  • C. kiên nhẫn.
  • D. tự chủ cảm xúc.

Câu 35: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Chỉ những người nghèo mới cần tự giác.
  • B. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công.
  • C. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện.
  • D. Tích cực trong công việc thường phải chịu nhiều thiệt thòi.

Câu 36: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ

  • A. đất nước này qua đất nước khác.
  • B. người này qua người khác.
  • C. thế hệ này qua thế hệ khác.
  • D. dân tộc này qua dân tộc khác.

Câu 37: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 38: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. Giúp chúng ta chủ động, sáng tạo.
  • B. Không ngừng tiến bộ trong học tập.
  • C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người.
  • D. Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

Câu 39: Những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Tình huống khách quan.
  • B. Hoàn cảnh khách quan.
  • C. Trực quan sinh động.
  • D. Tình huống gây căng thẳng.

Câu 40: Niềm tin của con người đối với nhau được gọi là

  • A. chữ tín.
  • B. tự chủ.
  • C. lòng biết ơn.
  • D. niềm tự hào.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác