Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 1 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền thống là
A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
- C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,... chỉ truyền qua 1 thế hệ.
Câu 2: Đối với bạn bè, mỗi học sinh cần có những hành động như thế nào để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn quên.
- B. Đến thăm khi bạn ốm.
- C. Tâm sự chia sẻ mỗi khi bạn có chuyện buồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?
- A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.
- B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.
C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.
- D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.
Câu 4: Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa?
A. Chùa một cột.
- B. Lotte.
- C. Cafe Trung Nguyên.
- D. Trường mới xây.
Câu 5: Ý kiến nào sai khi nói về quản lý tiền hợp lí
- A. Có tiền tiết kiệm.
- B. Chủ động trong chi tiêu.
C. Sống ích kỉ, nghèo đói.
- D. Biết cách xây dựng kế hoạch quản lí tiền hiệu quả.
Câu 6: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
- B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- D. Làm xấu hình ảnh quê hương.
Câu 7: Những hành vi nào phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
- A. Buôn bán trao đổi cổ vật trái phép.
- B. Phá hoại di tích lịch sử.
- C. Ăn trộm cổ vật.
D. Tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử.
Câu 8: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
- B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
- C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
- D. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.
Câu 9: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống hiếu thảo.
- C. Truyền thống.
- D. Truyền thống cần cù lao động.
Câu 10: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?
- A. Chơi cùng bạn bè.
B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
- C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
- D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.
Câu 11: Học tập tự giác, tích cực là
- A. Chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
- C. Tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
- D. Chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.
Câu 12: Những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Hoàn cảnh khách quan.
B. Tình huống gây căng thẳng.
- C. Trực quan sinh động.
- D. Tình huống khách quan.
Câu 13: Ý nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
- A. Bảo tồn nét đẹp văn hóa cho thế hệ đời sau biết đến.
- B. Làm rạng danh quê hương.
- C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
D. Có thêm tiền tiết kiệm.
Câu 14: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
- A. No ăn đẫm chuồng.
B. Thắt lưng buộc bụng.
- C. Có tiền mua tiên cũng được.
- D. Đồng tiền liền khúc ruột.
Câu 15: Hành động nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. Các em học sinh lớp 7H quyên góp tiền ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
- B. Cô Minh mở cửa hàng miễn phí đồ ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Bạn Nam luôn thờ ơ trước những nỗi buồn của bạn bè xung quanh.
- D. Bé Hoa phụ giúp bố mẹ nấu ăn.
Câu 16: Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá?
- A. Phát hiện cổ vật thì giao cho cơ quan.
- B. Giới thiệu có di sản văn hóa đất nước tới bạn bè quốc tế.
C. Khắc tên lên cột đình chùa cổ.
- D. Nhắc nhở người xung quanh nên có ý thức bảo vệ di sản văn hóa.
Câu 17: Quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì?
- A. Cân bằng tài chính hiện tại.
- B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
- C. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?
A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.
- B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu 19: Trong các tình huống sau, hành động nào thể hiện là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Anh Tuấn thường sống gần gũi với mọi người trong khu dân cư.
- B. Thấy ông lão ăn xin quần áo rách rưới ngồi trước cửa, Nga liền ra đuổi đi vì sợ ông làm bẩn cửa nhà mình.
- C. Do tật nói ngọng, Cúc bị bạn bè trong lớp chế nhạo, xa lánh.
- D. Đi học về, em trai của Hiến luôn tranh giành xem ti vi với anh trai mình.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây thể hiện khả năng quản lí tiền tốt
- A. Cứ đến giữa tháng là V tiêu hết tiền lương.
- B. Mỗi dịp các cửa hàng sale, H đặt rất nhiều đồ dù không cần đến.
C. Mỗi lần nhận lương, K thường lập trước một bảng kế hoạch thu chi phù hợp với số tiền đó.
- D. L mới lên đại học, bố mẹ cho L 10 triệu tiền tiêu (không bao gồm học phí). L thường đi chơi cùng các bạn, ăn uống, mua sắm. Kết quả chưa đến 2 tuần, L đã tiêu hết số tiền đó.
Câu 21: Em hãy cho biết câu ca dao, tục ngữ dưới đây xuất phát từ truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Ðể anh trấn thủ nước non Cao Bằng.”
- A. Truyền thống cần cù lao động.
- B. Truyền thống yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
- C. Truyền thống cách mạng, lịch sử, yêu nước.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?
- A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- B. Học trước chơi sau.
- C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.
D. Chơi điện tử trong giờ học.
Câu 23: Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích?
A. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích.
- B. Mặc kệ không quan tâm.
- C. Tham gia cùng những người đó.
- D. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích.
Câu 24: Ý nào không biểu hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. Luôn quan tâm đến bạn bè, chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.
- B. Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm đến bạn bè.
- C. Chia sẻ những khó khăn về vật chất với những người gặp khó khăn.
D. Nói xấu sau lưng bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
Câu 25: Tự giác học tập là
A. Hỏi bài cô khi chưa hiểu.
- B. Chỉ học ở lớp.
- C. Chỉ quan tâm bản thân.
- D. Tham gia các buổi đi chơi.
Câu 26: Ý nào dưới đây không phải là những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
- A. Không lấy cắp cổ vật, đồ vật quý tại các di tích lịch sử.
- B. Giữ gìn sạch đẹp cảnh quản tại các di tích, danh lam thắng cảnh.
C. Lôi kéo mọi người đánh nhau với những người có hành vi phá hoại di sản văn hóa.
- D. Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
Câu 27: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, cần cù của dân tộc Việt Nam?
- A. Thua keo này bày keo khác.
- B. Lửa thử vàng gian nan thử sức.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- D. Không vào hang cọp, sao bắt được cọp con.
Câu 28: Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả?
A. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không tiêu xài phung phí.
- B. Chỉ mua những thứ mình thật sự thích.
- C. Mua những thứ mình cần cho cuộc sống.
- D. Sống dè bỉu, chi li từng đồng.
Câu 29: Khái niệm: "Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp". Là khái niệm
A. Quản lí tiền.
- B. Tiết kiệm tiền.
- C. Tiêu tiền mất kiểm soát.
- D. Chủ động trong tiêu tiền.
Câu 30: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng có tính chất như thế nào về thể chất và tinh thần của con người?
A. Tiêu cực.
- B. Tích cực.
- C. Không xác định.
- D. Có cả mặt tích cực và tiêu cực.
Câu 31: Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- A. Lớp học tổ chức quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.
- B. Bạn Hà cõng bạn Hiền đi học, vì Hiền bị liệt hai chân.
C. Huy đã cho Nam vay tiền chơi game.
- D. Các bạn trong lớp tới thăm khi bạn Trí bị ốm.
Câu 32: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
- A. Khi bố mẹ nhắc nhở mới học.
- B. Đi học muộn.
C. Tự giác học tập không cần ai đốc thúc.
- D. Chép bài bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 33: Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trường Vĩ tổ chức buổi tham quan Đền thờ thầy Chu Văn An. Trong buổi tham quan, Vĩ phát hiện có một nhóm bạn đua nhau thả tiền giấy vào giếng Ngọc trong khi bên cạnh có biển ghi cấm thả tiền xuống giếng. Nếu là Vĩ, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
A. Nhắc nhở các bạn không thả tiền xuống giếng, nếu còn tiếp tục sẽ báo thầy cô dẫn đoàn.
- B. Tham gia cùng mọi người thả tiền xuống giếng.
- C. Đợi các bạn thả xong mới báo các thầy cô dẫn đoàn hoặc ban quản lí khu di tích.
- D. Nhắc nhở hời hợt cho có rồi bỏ đi.
Câu 34: Căng thẳng là gì?
A. Là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
- B. Là việc bạn cần để cho tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi.
- C. Là sự thúc đẩy con người ta cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
- D. Là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì.
Câu 35: Đại dịch Covid-19 vừa mới qua đi, bão lũ lại dồn đến đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung. Đồng bào và các tổ chức trên khắp cả nước đã vận động vật chất, của cải để trao những món quà nghĩa tình tới người dân vùng lũ, cứu trợ đồng bào vượt qua khó khăn hiện tại. Em hãy cho biết hành động trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
- A. Truyền thống cần cù, lao động.
- B. Truyền thống lịch sử, cách mạng.
C. Truyền thống tương thân, tương ái.
- D. Truyền thống hiếu học.
Câu 36: Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?
A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
- B. Bạo lực gia đình.
- C. Hoàn cảnh gia đình.
- D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.
Câu 37: Di sản văn hóa là gì?
A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
- B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận.
- C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa...
- D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 38: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
- B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
- C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
- D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Câu 39: Hoạt động “Áo ấm cho em” xuất phát từ
- A. Sự yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.
- B. Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
- C. Tinh thần dũng cảm, bất khuất, kiên cường.
D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Câu 40: Khi bị căng thẳng em không nên làm gì?
- A. Nghe nhạc thư giãn.
- B. Đọc sách thư giãn.
C. Mắng chửi người khác.
- D. Ngủ đủ giấc.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I
Bình luận