Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau khi học xong cao đẳng, anh T có ý định về quê phát triển nghề truyền thống dệt vải của quê hương, biết chuyện ông M và bà N là bố mẹ của T đã ra sức ngăn cản và khuyên T nên học lên để làm kinh doanh, không theo nghề truyền thống vì thu nhập thấp. Chị gái của anh T là P không đồng ý với bố mẹ và khuyên em trai nên về tiếp tục phát triển nghề truyền thống của quê hương. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Anh T và chị P.
  • B. Ông M và bà N.
  • C. Anh T.
  • D. Chị P.

Câu 2: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
  • B. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
  • C. Vay bạn bè xung quanh để mua.
  • D. Nói dối bố mẹ xin tiền học.

Câu 3: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên

  • A. tích cực học hỏi qua những người xung quanh.
  • B. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác.
  • C. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó.
  • D. bỏ bê công việc học để chơi game.

Câu 4: Phương án nào dưới đây không là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
  • B. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
  • C. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.
  • D. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

Câu 5: Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
  • B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
  • C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.
  • D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Câu 6: Chủ thể nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?

  • A. Anh T kêu gọi vốn để kinh doanh.
  • B. X dùng số tiền tiết kiệm để mua xe đạp.
  • C. S dùng tiền ăn sáng để đi chơi game.
  • D. Anh Q đầu tư vốn vào bất động sản.

Câu 7: Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

  • A. Ông M truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho con cháu.
  • B. Chị E chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.
  • C. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông P đều đến đền thờ để dâng hương.
  • D. Tập thể lớp 7K tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.

Câu 8: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra ảnh hưởng nào sau đây?

  • A. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
  • B. Rèn luyện khả năng chịu đựng trước những khó khăn cuộc sống.
  • C. Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và đưa ra những quyết định sai lầm.
  • D. Con người rơi vào trạng thái sang chấn tâm lí, tuyệt vọng.

Câu 9: Bạn P đến rủ T đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.
  • B. từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.
  • C. mắng cho P một trận vì làm phiền trong lúc học bài.
  • D. đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

Câu 10: Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai

  • A. nhắc nhở.
  • B. động viên.
  • C. ủng hộ.
  • D. chỉ bảo.

Câu 11: Phương án nào dưới đây không là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

  • A. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.
  • B. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
  • C. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 12: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát.
  • B. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
  • C. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen trước mọi người.
  • D. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh.

Câu 13: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?

  • A. Luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích.
  • B. Hít thở sâu, nghe nhạc hoặc xem một bộ phim yêu thích.
  • C. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.
  • D. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.

Câu 14: Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí?

  • A. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ.
  • B. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm.
  • C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết.
  • D. Anh F quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm.

Câu 15: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên

  • A. lên kế hoạch học tập cụ thể.
  • B. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra.
  • C. thụ động trong việc tiếp thu tri thức.
  • D. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với căng thẳng?

  • A. Tình huống gây căng thẳng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
  • B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm là một trường hợp có thể gây ra trạng thái căng thẳng.
  • C. Tình huống gây căng thẳng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
  • D. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng chúng ta không nên tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.

Câu 17: Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Lên mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có.
  • B. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở chép.
  • C. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở.
  • D. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán.

Câu 18: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

  • A. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.
  • B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.
  • C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
  • D. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?

  • A. Anh M dùng tất cả số tiền mình có để đi bài bạc.
  • B. H tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
  • C. Chị M đi shopping thường xuyên mặc dù không cần thiết.
  • D. Chị K thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.

Câu 20: Người giữ chữ tín sẽ không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Đến điểm hẹn đúng giờ như đã hứa.
  • B. Trốn tránh trách nhiệm khi không hoàn thành.
  • C. Thực hiện đúng như lời đã hứa.
  • D. Luôn tạo niềm tin đến mọi người xung quanh.

Câu 21: Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực?

  • A. Thường xuyên đi học muộn.
  • B. Chủ động lập thời gian biểu.
  • C. Dễ dàng bỏ cuộc khi gặp vấn đề khó.
  • D. Lười làm bài tập về nhà.

Câu 22: T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

  • A. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
  • B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
  • C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
  • D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 23: Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà V thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện V là người

  • A. tự giác, tích cực trong học tập.
  • B. thiếu tự giác, tích cực.
  • C. luôn tự tin trong cuộc sống.
  • D. thiếu kĩ năng học tập.

Câu 24: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Để tạo nguồn thu nhập, chúng ta cần làm việc.
  • B. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
  • D. Chỉ những người nghèo mới cần quản lí tiền.

Câu 25: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích.
  • B. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn.
  • C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
  • D. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

Câu 26: Người giữ chữ tín sẽ có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Nói nhưng không hành động.
  • B. Trốn tránh trách nhiệm khi không hoàn thành.
  • C. Hẹn nhưng không đến điểm hẹn.
  • D. Hành động để hoàn thành lời hứa.

Câu 27: Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

  • A. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
  • B. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
  • C. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.
  • D. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.

Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại.
  • B. Những nhà giàu thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
  • C. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
  • D. Muốn có thêm thu nhập thì chúng ta cần phải lao động.

Câu 29: P thường xuyên không làm bài tập nên bị cô nhắc nhở và kỉ luật. Mỗi khi bị kỉ luật, P thường hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó bạn vẫn mắc lỗi như thường. Trường hợp này cho thấy P là người như thế nào sau đây?

  • A. Giữ chữ tín.
  • B. Không giữ chữ tín.
  • C. Tôn trọng sự thật.
  • D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 30: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

  • A. Lá lành đùm lá rách.
  • B. Ăn không ngồi rồi.
  • C. Uống nước nhớ nguồn.
  • D. Ở hiền gặp lành.

Câu 31: Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?

  • A. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.
  • B. Nghe một bài hát giống với tâm trạng.
  • C. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
  • D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.

Câu 32: Anh X rao bán mặt hàng mỹ phẩm Hàn Quốc, tuy nhiên thực chất mặt hàng mỹ phẩm anh X nhập về bán lại không rõ nguồn gốc. Trường hợp này cho thấy anh X là người

  • A. giữ chữ tín.
  • B. trung thực.
  • C. bội tín.
  • D. liêm khiết.

Câu 33: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện không thông qua hành vi, việc làm nào sau đây?

  • A. an ủi.
  • B. động viên.
  • C. hỏi thăm.
  • D. châm chọc.

Câu 34: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây bàn về vấn đề giữ chữ tín?

  • A. Nhất bên trọng nhất bên khinh.
  • B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • C. Thương người như thể thương thân.
  • D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu 35: Biểu hiện của ai dưới đây thể hiện trái với tự giác, tích cực trong học tập?

  • A. S dành thời gian mỗi ngày để đọc sách, mở mang tri thức.
  • B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ quyết tâm nghiên cứu làm đến cùng.
  • C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.
  • D. Mỗi khi có bài tập, F thường lên mạng tra lời giải sau đó chép vào vở.

Câu 36: Di sản văn hóa vật thể nào sau đây thuộc địa phận của tỉnh Quảng Ninh?

  • A. Hoàng thành Thăng Long.
  • B. Vịnh Hạ Long.
  • C. Thành nhà Hồ.
  • D. Phố cổ Hội An.

Câu 37: T là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, T đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy T cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • B. Mách bố mẹ T rằng bạn ngày càng học kém.
  • C. Trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn.
  • D. Tỏ thái độ chê bai bạn vì bị điểm kém.

Câu 38: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây chỉ người giữ chữ tín?

  • A. Treo đầu dê, bán thịt chó.
  • B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • C. Hứa hươu, hứa vượn.
  • D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Câu 39: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?

  • A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
  • B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  • C. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
  • D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Câu 40: Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7h sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7h bạn T mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn H xuất phát từ 6h30p và 6h50 đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6h40p nhưng do qua đón N đi cùng nên 7h15p mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, chủ thể nào không giữ chữ tín?

  • A. Bạn T.
  • B. Bạn H.
  • C. Bạn M.
  • D. Bạn N.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác