Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt

  • A. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
  • B. kinh tế, chính trị, xã hội.
  • C. lịch sử, văn hóa, khoa học.
  • D. văn hóa, chính trị, xã hội.

Câu 2: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

  • A. Truyền thống quê hương.
  • B. Truyền thống gia đình.
  • C. Truyền thống dòng họ.
  • D. Truyền thống dân tộc.

Câu 3: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm việc nào dưới đây?

  • A. Đi chơi thường xuyên.
  • B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
  • C. Lập kế hoạch thực hiện rõ ràng.
  • D. Trốn học đi quán net.

Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ

  • A. địa phương này sang địa phương khác.
  • B. người vùng này sang người vùng khác.
  • C. đất nước này sang đất nước khác.
  • D. thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 5: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua

  • A. Định kiến.
  • B. Thời gian.
  • C. Quan niệm.
  • D. Lối sống.

Câu 6: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Di sản văn hóa vật thể.
  • B. Di sản văn hóa tập thể.
  • C. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • D. Di sản văn hóa cộng đồng.

Câu 7: Em đồng tình với trường hợp nào?

  • A. H thường xuyên rủ bạn cùng nhau trốn học đi tụ tập với các bạn trường khác.
  • B. Kỳ thi sắp tới, K dành nhiều thời gian để học và ôn bài hơn trước.
  • C. L thường xuyên ngủ gật trong lớp do thức khuya đọc truyện.
  • D. T thường xuyên nghỉ học thêm môn toán để tham gia lớp vẽ.

Câu 8: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và

  • A. di sản văn hóa tập thể.
  • B. di sản văn hóa cộng đồng.
  • C. di sản văn hóa phi vật thể.
  • D. di sản văn hóa vật chất.

Câu 9: Ý nào không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Truyền thống hiếu học.
  • B. Giả nhân giả nghĩa.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 10: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

  • A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
  • B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.
  • C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
  • D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.

Câu 11: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học?

  • A. Chị M thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện.
  • B. Anh P vận động bà con phát triển truyền thống làm nón của quê hương.
  • C. H luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào H cũng đạt thành tích cao.
  • D. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông S đạt sản lượng cao.

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • B. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 13: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống cần cù lao động của quê hương?

  • A. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
  • B. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.
  • C. Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.
  • D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp.

Câu 14: Quản lí tiền giúp chúng ta

  • A. Chủ động trong công việc và cuộc sống.
  • B. Chủ động trong lao động.
  • C. Chủ động trong công việc.
  • D. Chủ động trong các mối quan hệ.

Câu 15: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

  • A. Hiếu học.
  • B. Dũng cảm.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Tương thân, tương ái.

Câu 16: Di sản văn hóa vật thể nào sau đây thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa?

  • A. Hoàng thành Thăng Long.
  • B. Vịnh Hạ Long.
  • C. Thành nhà Hồ.
  • D. Phố cổ Hội An.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Quyên góp từ thiện.
  • B. Giúp đỡ bạn bè học tập.
  • C. Yêu thương bố mẹ.
  • D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 18: Biết sử dụng tiền một cách hợp lí nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến được gọi là

  • A. quản lý tiền hiệu quả.
  • B. chi tiêu tiền hợp lí.
  • C. tiết kiệm tiền hiệu quả.
  • D. kế hoạch chi tiêu.

Câu 19: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Nét đẹp bản địa.
  • B. Phong tục tập quán.
  • C. Truyền thống gia đình.
  • D. Truyền thống quê hương.

Câu 20: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

  • A. nhu cầu của mình.
  • B. khả năng của mình.
  • C. mong muốn của mình.
  • D. nguyện vọng của mình.

Câu 21: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Chị ngã em nâng.
  • B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • C. Nhường cơm, sẻ áo.
  • D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 22: Phương án nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?

  • A. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
  • B. Nghi lễ cấp sắc của người Dao.
  • C. Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
  • D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Câu 23: Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là

  • A. Chăm chỉ.
  • B. Lười biếng.
  • C. Ngoan ngoãn.
  • D. Hạnh phúc.

Câu 24: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.
  • B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • D. Đấu tranh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương.

Câu 25: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất?

  • A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.
  • B. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
  • C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.
  • D. Đứng xem quá trình đập phá.

Câu 26: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?

  • A. Giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
  • B. Giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
  • C. Gia đình êm ấm, hạnh phúc; đất nước sẽ phồn vinh và thịnh vượng hơn; xã hội văn mình, tốt đẹp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 27: Những hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Giúp bạn nói dối bố mẹ để cùng đi chơi điện tử.
  • B. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
  • C. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa giúp cha mẹ.
  • D. Xua đuổi người ăn xin.

Câu 28: Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • B. Di sản văn hóa cộng đồng.
  • C. Di sản văn hóa vật thể.
  • D. Di sản văn hóa tập thể.

Câu 29: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?

  • A. Hà Nội.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Thái Bình.
  • D. Hưng Yên.

Câu 30: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

  • A. Chỉ khi giàu có mới cần chia sẻ.
  • B. Chia sẻ giúp mọi người gắn kết với nhau.
  • C. Chỉ chia sẻ với người mình thích.
  • D. Người biết chia sẻ sẽ bị người khác bắt nạt.

Câu 31: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Truyền thống quê hương.
  • B. Công trình kiến trúc.
  • C. Hương ước làng xã.
  • D. Di sản văn hóa.

Câu 32: Quan tâm là gì?

  • A. Là thường xuyên để ý tiểu tiết.
  • B. Là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
  • C. Là thường xuyên lo lắng đến vấn đề của người khác.
  • D. Là chỉ chú ý đến bản thân mình.

Câu 33: Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

  • A. Bắc Giang.
  • B. Hà Nội.
  • C. Phú Thọ. 
  • D. Vĩnh Phúc.

Câu 34: Khi ai đó hỏi vay tiền, mọi người suy nghĩ gì?

  • A. Bạn bè khó khăn, nhất định phải giúp đỡ.
  • B. Cho vay ngay và không cần trả.
  • C. Hỏi bạn vay làm gì? Nếu lí do hợp lí mới cho vay.
  • D. Không cho vay.

Câu 35: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xóa bỏ?

  • A. Nhân ái.
  • B. Các lễ hội truyền thống.
  • C. Nghề truyền thống.
  • D. Tảo hôn.

Câu 36: Theo em, quản lí tiền là

  • A. Biết chi tiêu mọi lúc, mọi nơi.
  • B. Biết chi tiêu vào những thứ mình thích.
  • C. Biết cho người khác vay lấy lãi.
  • D. Biết chi tiêu hợp lí, hiệu quả.

Câu 37: Phương án nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?

  • A. Di tích lịch sử.
  • B. Ca dao, tục ngữ.
  • C. Câu hò ví dặm.
  • D. Lễ hội truyền thống.

Câu 38: Nếu được bố mẹ cho tiền thưởng, em nên làm gì để chi tiêu hợp lí?

  • A. Mua đồ mình thích.
  • B. Phân chia các khoản chi hợp lí.
  • C. Khao bạn bè đi chơi.
  • D. Giữ kĩ số tiền đó, không tiêu.

Câu 39: Theo em, hành vi nào dưới đây đáng lên án?

  • A. Trân trọng những giá trị truyền thống của quê hương.
  • B. Phá hoại truyền thống tốt đẹp của quê hương.
  • C. Giới thiệu đến bạn bè thế giới nét đẹp truyền thống quê hương.
  • D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 40: Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Cân bằng tài chính hiện tại.
  • B. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
  • C. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
  • D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác