Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực?

  • A. N đến giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.
  • B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài.
  • C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.
  • D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.

Câu 2: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây chỉ người giữ chữ tín?

  • A. Treo đầu dê, bán thịt chó.
  • B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
  • C. Hứa hươu, hứa vượn.
  • D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Câu 3: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống truyền thống nào sau đây?

  • A. Hiếu học.
  • B. Yêu nước, chống ngoại xâm.
  • C. Kiên cường, bất khuất.
  • D. Tương thân, tương ái.

Câu 4: Truyền thống tốt đẹp nào được phản ánh trong câu ca dao dưới đây?

“Ai về, tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,

Ai về, tôi gửi đôi giày

Phòng khi mưa gió để thầy, mẹ đi”.

  • A. Hiếu thảo.
  • B. Hiếu học.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Yêu nước.

Câu 5: Kì thi gần đến, dù M chưa ôn bài nhưng vẫn cắm cúi chơi game. Nếu em là bạn M, em sẽ làm gì?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Khuyên M học cùng mình.
  • C. Chơi game cùng M.
  • D. Rủ M đi ra ngoài chơi.

Câu 6: Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương là gì?

  • A. Góp phần quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương tới bạn bè ở khắp nơi trong nước và thế giới.
  • B. Truyền thống quê hương là điều nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ghi nhớ, gìn giữ những nét đẹp, tinh hoa văn hóa vốn có của dân tộc.
  • C. Giúp dân tộc Việt Nam vượt qua bao thử thách, khó khăn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?

  • A. Lá lành đùm lá rách.
  • B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
  • C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
  • D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Câu 8: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

  • A. Chép kết quả có sẵn trên mạng.
  • B. Có kế hoạch học tập cụ thể.
  • C. Thường xuyên đi chơi.
  • D. Ngủ trong giờ học.

Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

  • A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
  • D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 10: Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bị ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Việc làm của bà A là hành vi như thế nào?

  • A. Bà A coi thường người khác.
  • B. Bà A không tôn trọng người khác.
  • C. Bà A giữ chữ tín.
  • D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 11: Truyền thống nào sau đây đề cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội

  • A. Tinh thần hiếu học.
  • B. Tinh thần chịu thương chịu khó.
  • C. Cần cù lao động.
  • D. Truyền thống nhân nghĩa.

Câu 12: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

  • A. 13.
  • B. 14.
  • C. 15.
  • D. 16.

Câu 13: Những biểu hiện không thể hiện sự tự giác, tích cực học tập?

  • A. Chăm chỉ nghe cô giảng bài.
  • B. Đọc trước bài.
  • C. Thường xuyên đi học muộn.
  • D. Hỏi cô bài tập chưa hiểu.

Câu 14: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  • A. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.
  • B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.
  • C. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.
  • D. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

  • A. Yêu nước.
  • B. Hà tiện, ích kỉ.
  • C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
  • D. Cần cù lao động.

Câu 16: Câu tục ngữ "Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay" nói đến điều gì?

  • A. Lòng chung thủy.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Lòng vị tha.

Câu 17: Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín?

  • A. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
  • B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người.
  • C. Được mọi người tin tưởng và tôn trọng.
  • D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người.

Câu 18: Câu tục ngữ: Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì?

  • A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
  • B. Tinh thần yêu nước.
  • C. Sự trung thành.
  • D. Khiêm tốn.

Câu 19: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về đức tính giữ chữ tín?

  • A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau
  • B. Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.
  • C. Chữ tín trong cuộc sống chỉ quan trọng với một số người.
  • D. Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân.

Câu 20: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

  • A. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
  • B. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
  • C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
  • D. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

Câu 21: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?

  • A. Lưu giữ nghề làm gốm.
  • B. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.
  • C. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 22: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?

  • A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.
  • B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.
  • C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
  • D. Lười thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.

Câu 23: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?

  • A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.
  • B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
  • C. Mượn đồ của bạn quên không trả.
  • D. Chỉ hứa suông.

Câu 24: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?

  • A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
  • B. Yêu thương con người.
  • C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  • D. Khoan dung.

Câu 25: Hành động nào dưới đây góp phần giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc?

  • A. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.
  • B. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
  • C. Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.
  • D. Ủng hộ tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Câu 26: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

  • A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.
  • B. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.
  • C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
  • D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 27: Hành động: mở các “cây ATM gạo”, “cây ATM khẩu trang”,… để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?

  • A. Cần cù lao động.
  • B. Tôn sư trọng đạo.
  • C. Tương thân, tương ái.
  • D. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 28: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

  • A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
  • B. Không phải lo về việc làm.
  • C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
  • D. Có thêm tiền tiết kiệm.

Câu 29: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự sẻ chia?

  • A. Chia ngọt, sẻ bùi.
  • B. Tích tiểu thành đại.
  • C. Năng nhặt, chặt bị.
  • D. Ở hiền gặp lành.

Câu 30: Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, em phải làm gì?

  • A. Chăm đi chơi.
  • B. Thường xuyên nghỉ học.
  • C. Lập thời khóa biểu học tập thời gian hợp lý và rõ ràng.
  • D. Chỉ học trên lớp.

Câu 31: Chùa Thiên Mụ (Huế) được xếp vào?

  • A. Bảo vật quốc gia.
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. Di sản thiên nhiên.
  • D. Di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 32: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

  • A. Có thêm nhiều kiến thức.
  • B. Đạt kết quả cao trong học tập.
  • C. Sự vất vả.
  • D. Sự xa lánh của bạn bè.

Câu 33: Đâu là nội dung không thể hiện sự tự hào với truyền thống quê hương?

  • A. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.
  • B. Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.
  • C. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
  • D. Giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở những nơi công cộng.

Câu 34: Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Không chơi với những bạn học kém.
  • B. Làm ngơ khi thấy người bị tai nạn giao thông.
  • C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.
  • D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

Câu 35: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương?

  • A. Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống quê hương.
  • B. Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển.
  • C. Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.
  • D. Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống quê hương.

Câu 36: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được gọi dưới cái tên khác là?

  • A. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
  • B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
  • C. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
  • D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 37: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “…….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

  • A. Di sản văn hóa.
  • B. Thuần phong, mĩ tục.
  • C. Truyền thống dân tộc.
  • D. Phong tuch, tập quán.

Câu 38: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

  • A. Di sản văn hóa vật thể.
  • B. Di sản văn hóa phi vật thể.
  • C. Di tích lịch sử.
  • D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 39: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

  • A. Tham gia và hỗ trợ hoạt động tổ chức các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa ở địa phương, quê hương mình.
  • B. Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của các nghề truyền thống.
  • C. Học tập tốt, rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 40: Câu ca dao, tục ngữ nào không nói về di sản văn hoá của Việt Nam?

  • A. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
  • B. Cổ Loa là đất Đế Kinh/ Trông ra lại thấy tòa thành Tiên xây.
  • C. Đà Nẵng tàu lớn vào ra/ Hội An phố xá đông người bán buôn.
  • D. Anh về học lấy chữ hương/ Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác