Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 1 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương án nào dưới đây là biểu hiện trái với giữ chữ tín?
- A. Đến hẹn đúng giờ, không để người khác chờ.
- B. Quyết tâm làm xong nhiệm vụ được giao.
C. Hứa nhưng không thực hiện lời hứa.
- D. Nói và làm luôn đi đôi với nhau.
Câu 2: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực?
- A. Mình xấu xí.
- B. Mình học kém quá.
- C. Mình luôn hậu đậu.
D. Mình đã chuẩn bị tốt, mình sẽ làm được.
Câu 3: Đâu là di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam?
- A. Nhã nhạc cung đình Huế.
- B. Múa rối nước.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
- D. Quan họ Bắc Ninh.
Câu 4: H chuẩn bị đi thi Ielts lần đầu tiên, cậu đã chuẩn bị bài rất kĩ. Trong quá trình thi, cậu thường xuyên bị nói lắp, lơ đãng không nghĩ được gì. Kết quả, bài thi không tốt như dự kiến. H có biểu hiện
A. Căng thẳng.
- B. Thoải mái.
- C. Trầm cảm.
- D. Lo lắng.
Câu 5: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
- A. Uống nước nhớ nguồn.
- B. Yêu nước chống ngoại xâm.
- C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 6: Nhà ông T muốn xây một căn nhà trên khu đất mới mua. Trong lúc đào móng, ông vô tình phát hiện một số hiện một bộ lư cổ có niên đại cách đây 300 năm. Theo em, ông T lên làm gì với cổ vật này?
A. Giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- B. Mang ra đình thờ thần.
- C. Giữ lại để thờ hoặc trưng bày trong nhà.
- D. Cho người khác.
Câu 7: Chữ tín là gì?
- A. Sự kì vọng vào người khác.
- B. Sự tự tin vào bản thân mình.
- C. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.
D. Niềm tin của con người đối với nhau.
Câu 8: Biện pháp nào giúp giải tỏa căng thẳng?
- A. Điên cuồng làm bài tập.
- B. Làm thật nhiều việc.
C. Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp.
- D. Nói xấu người khác.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây thuộc quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa?
- A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử,...
- C. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch trong bảo vệ di sản văn hóa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: P thường xuyên không làm bài tập nên bị cô nhắc nhở và kỉ luật. Mỗi khi bị kỉ luật, P thường hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó bạn vẫn mắc lỗi như thường. Trường hợp này cho thấy P là người như thế nào sau đây?
- A. Giữ chữ tín.
B. Không giữ chữ tín.
- C. Tôn trọng sự thật.
- D. Tôn trọng lẽ phải.
Câu 11: Biểu hiện của giữ chữ tín là gì?
A. Thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
- B. Luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.
- C. Luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.
- D. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.
Câu 12: Câu ca dao nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?
A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
- B. Anh em hiền thật là hiền/ Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau.
- C. Không tiền chịu thấp, chịu lùn/ Có tiền thì chúng xưng hùng xưng vương.
- D. Đi đâu mà chẳng ăn dè/ Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
Câu 13: Những câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam?
- A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
- C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Câu 14: Phương án nào dưới đây không là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?
- A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.
- B. Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.
C. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.
- D. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
Câu 15: Ý nào đúng về chi tiêu có kế hoạch?
- A. Mua đồ rẻ tiền không đảm bảo an toàn để tích kiệm tiền.
- B. Tiêu hết số tiền mỗi tháng mình có.
- C. Tiêu hết tiền vào thứ mình thích, thiếu vay người khác.
D. Chia rõ tiền cho các khoản phải chi tiêu trong một tháng.
Câu 16: Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ
- A. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
- B. Khó hợp tác với nhau trong công việc.
- C. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
D. Nhận được sự tin tưởng của người khác.
Câu 17: H được phân công đại diện lớp lên giới thiệu sách trước toàn trường vào sáng thứ 2. H cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi phải đứng trước toàn trường. Nếu là bạn của H, em nên làm gì?
A. Cổ vũ bạn, khuyên bạn đừng căng thẳng vì bạn đã chuẩn bị rất kĩ rồi.
- B. Mặc kệ để bạn tự bình ổn cảm xúc.
- C. Bảo bạn đọc đi đọc lại bài giới thiệu.
- D. Nói với mọi người không nói chuyện với H để H bình ổn cảm xúc.
Câu 18: Trong cuộc sống, những tình huống nào dẫn đến căng thẳng?
- A. Đi du lịch cùng cơ quan.
- B. Học tiếng anh.
C. Bị bạn bè bắt nạt.
- D. Đọc sách trong thư viện.
Câu 19: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra ảnh hưởng nào sau đây?
- A. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
- B. Rèn luyện khả năng chịu đựng trước những khó khăn cuộc sống.
C. Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và đưa ra những quyết định sai lầm.
- D. Con người rơi vào trạng thái sang chấn tâm lí, tuyệt vọng.
Câu 20: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?
- A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
B. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.
- C. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
- D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Câu 21: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây khuyên người ta cách quản lí tiền
- A. Ngồi đống thóc, móc đống tiền.
- B. Đồng tiền đi trước, mực thước đi sau.
- C. Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.
D. Kiến tha lâu đầy tổ.
Câu 22: Di sản văn hoá được sử dụng nhằm những mục đích nào dưới đây?
- A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
B. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
- C. Chỉ làm giàu cho chủ sở hữu nó.
- D. Vì lợi ích của một vài cá nhân.
Câu 23: T là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, T đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy T cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
- B. Mách bố mẹ T rằng bạn ngày càng học kém.
C. Trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn.
- D. Tỏ thái độ chê bai bạn vì bị điểm kém.
Câu 24: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người. Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”
A. Giữ chữ tín, giữ lời hứa.
- B. Giữ niềm tin.
- C. Giữ chữ hiếu.
- D. Giữ đạo đức.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?
- A. Chi tiêu hợp lí.
- B. Tiết kiệm thường xuyên.
- C. Tăng nguồn thu nhập.
D. Mua nhiều đồ xa xỉ.
Câu 26: D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng?
- A. Không nghĩ gì hết, mặc kệ.
- B. Đọc lại thật nhiều lần bài học.
- C. Chơi game cho thư giãn đầu óc.
D. Tự nhủ coi nó như một bài kiểm tra bình thường mình vẫn làm.
Câu 27: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Dễ cáu gắt, tức giận.
- B. Cơ thể tràn đầy năng lượng.
- C. Luôn cảm thấy vui vẻ.
- D. Thích trò chuyện cùng mọi người.
Câu 28: Giữ chữ tín là gì?
- A. Tôn trọng mọi người.
- B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.
- D. Yêu thương, tôn trọng mọi người.
Câu 29: T còn là học sinh và thường được bố mẹ cho rất nhiều tiền tiêu vặt, nhưng cứ đến giữa tháng là T đã tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy. Theo em, một trong những nguyên nhân nào khiến T tiêu hết số tiền đó nhanh như vậy?
A. Vì T chưa biết chi tiêu hợp lí.
- B. Vì T mua toàn đồ không cần thiết.
- C Vì T mua sắm không kiểm soát.
- D. Vì T mua sắm mà không suy nghĩ.
Câu 30: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?
A. Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
- B. Mặc kệ không quan tâm.
- C. Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
- D. Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.
Câu 31: Để giảm thiểu tình trạng dễ bị căng thẳng, em không nên làm gì?
- A. Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí, khoa học.
B. Thức khuya để đọc truyện, lướt Wed, nghe nhạc.
- C. Tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn.
- D. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học.
Câu 32: Câu nói: “Bạn phải làm chủ được tiền của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn” (Dave Ramsey) khuyên chúng ta điều gì?
- A. Hãy để đồng tiền kiểm soát bạn.
- B. Hãy tiết kiệm tiền.
- C. Hãy tiêu tiền thật nhiều.
D. Hãy chi tiêu một cách hợp lí.
Câu 33: Đâu là biểu hiện của căng thẳng?
- A. Tinh thần phấn khởi, vui tươi.
B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
- C. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
- D. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.
Câu 34: Để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần phải làm gì?
- A. Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
- B. Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau.
- C. Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
D. Cả hai phương án B, C đều đúng.
Câu 35: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?
- A. Bị bạn bè xa lánh.
- B. Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm.
- C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.
D. Được khen thưởng.
Câu 36: Theo em, người ta thường căng thẳng khi làm những gì sau đây?
- A. Chơi game.
- B. Nghe nhạc.
- C. Dã ngoại.
D. Bị bắt nạt.
Câu 37: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
- B. Giúp mọi người đoàn kết.
- C. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 38:Theo em việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
- B. Giúp chúng ta thành người giàu có.
- C. Sống chi li, ích kỉ với người khác và với chính bản thân mình.
- D. Có nhiều tiền, có thể cho người khác tiền mà không cần lấy lại.
Câu 39: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?
- A. Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.
- B. Đưa bạn đi chơi.
- C. Bảo bạn ôn bài kỹ.
D. Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.
Câu 40: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
- A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc.
- B. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi.
- C. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
D. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì I
Bình luận