Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 2 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong đoạn thông tin sau: “….. là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân để trao đổi, mua bán với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục hoặc lợi ích vật chất”

  • A. Cờ bạc.
  • B. Mại dâm.
  • C. Ma túy.
  • D. Mê tín dị đoan.

Câu 2: P và K sinh ra trong một gia đình khá giả, hằng tháng, hai bạn được bố mẹ cho một số tiền tiêu vặt lớn. P thường chia nhỏ số tiền tiêu vặt đó ra thành nhiều khoản, phục vụ cho các mục đích khác nhau và mỗi tháng, P đặt mục tiêu tiết kiệm 500.000 đồng. Trái lại, K thường tiêu hết số tiền bố mẹ cho và thỉnh thoảng còn xin thêm bố mẹ. Chủ thể nào trong tình huống trên đã biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả? 

  • A. Bạn P biết cách quản lí tiền hiệu quả.
  • B. Bạn K biết cách quản lí tiền hiệu quả.
  • C. Bạn P và K biết cách quản lí tiền hiệu quả.
  • D. Không bạn nào biết quản lí tiền hiệu quả.

Câu 3: Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.
  • B. Tác động của các trò chơi bạo lực.
  • C. Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
  • D. Tác động xấu từ môi trường xã hội.

Câu 4: Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong câu ca dau sau đây?

“Chập chập thôi lại cheng cheng,

Con gà sống thiến để riêng cho thầy,

Đơm xôi thì đơm cho đầy,

Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng”

  • A. Mê tín dị đoan.
  • B. Rượu chè.
  • C. Cờ bạc.
  • D. Mại dâm.

Câu 5: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?

  • A. Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.
  • B. Đưa bạn đi chơi.
  • C. Bảo bạn ôn bài kỹ.
  • D. Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.

Câu 6: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
  • B. Học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • C. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần chăm chỉ học tập.
  • D. Học sinh bịa đặt thông tin sai sự thật về giáo viên.

Câu 7: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

  • A. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.
  • C. Tổ chức hoạt động và môi giới mại dâm.
  • D. Tổ chức cá độ bóng đá; đánh bài ăn tiền.

Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây phê phán thói hoang phí?

  • A. Tích tiểu thành đại.
  • B. Góp gió thành bão.
  • C. Vung tay quá trán.
  • D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 9: Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chỉ mua những thứ mình cần và phù hợp với khả năng chi trả.
  • B. Mua lượng thức ăn đủ dùng, khóa vòi nước khi không sử dụng.
  • C. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm một khoản tiền nhỏ mỗi tháng.
  • D. Mua mọi thứ mình thích mà không quan tâm đến khả năng chi trả.

Câu 10: T và Q vốn là bạn thân từ thời tiểu học. Lên cấp THCS, do một số hiểu lầm nên giữa hai bạn đã phát sinh mâu thuẫn. Nghi ngờ T đã bịa đặt những thông tin sai sự thật về mình, Q đã có hành vi đe dọa và hẹn cuối giờ sẽ gặp T để giải quyết.Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

  • A. Không quan tâm vì mình không làm sai điều gì.
  • B. Báo với cô giáo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
  • C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để đề phòng bất trắc.
  • D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.

Câu 11: Những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?

  • A. Các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.
  • B. Mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
  • C. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.
  • D. Lực lượng công an và chính quyền địa phương.

Câu 12: Cuối năm, C đập ống heo và biết được trong năm vừa rồi mình đã tiết kiệm được 2 triệu đồng. C muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, C cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

  • A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
  • B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
  • C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
  • D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 13: Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

  • A. bạo lực học đường không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.
  • B. Nạn nhân của bạo lực học đường chỉ bị tổn thương về thể chất.
  • C. Người gây ra bạo lực học đường phải chịu các hình thức kỉ luật.
  • D. Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 14: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về

  • A. Tinh thần, thể chất.
  • B. Tiền bạc.
  • C. Gia đình.
  • D. Bạn bè.

Câu 15: Học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường?

  • A. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
  • B. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
  • C. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
  • D. Giữ kín chuyện để không ai biết.

Câu 16: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

  • A. Tính cách nông nổi, bồng bột của học sinh.
  • B. Tâm lí thích thể hiện bản thân.
  • C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
  • D. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

Câu 17: Học sinh nên thực hiện hoạt động nào dưới đây để tạo ra nguồn thu nhập?

  • A. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
  • B. Tự làm các sản phẩm để bán.
  • C. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
  • D. Xin bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 18: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái.
  • B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
  • C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ.
  • D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 19: S là con trai duy nhất trong nhà, nên bố mẹ rất quan tâm, yêu thương và chú trọng dạy bảo S nhiều điều hay lẽ phải. Trong một lần tới dự sinh nhật của P (bạn cùng lớp), nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, S rất tò mò và quyết định dùng thử xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, S trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác. Nguyên nhân nào khiến cho bạn S trong tình huống trên vướng vào tệ nạn xã hội?

  • A. Tò mò, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.
  • B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
  • C. Mặt trái của nền kinh tế thị trường.
  • D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ nhà trường.

Câu 20: Theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

  • A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
  • B. Ép buộc con làm điều trái pháp luật.
  • C. Ép buộc con làm điều trái đạo đức.
  • D. Phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 21: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Quan tâm, động viên, chia sẻ với bạn bè.
  • B. Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • C. Đánh đập, xâm hại thân thể của người khác.
  • D. Tố cáo, lên án những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc quản lý tiền hiệu quả?

  • A. Giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
  • B. Giúp rèn luyện tiết kiệm, dự phòng rủi ro.
  • C. Giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời.
  • D. Giúp ta có một khoản tiền đầu tư cho tương lai.

Câu 23: Ba bạn K, P và M đều là học sinh lớp 7A. Trong giờ kiểm tra môn Vật lí, K ngỏ ý muốn được P cho chép bài, nhưng P từ chối. Sau khi hết giờ kiểm tra, K đã ném đồ đạc của P xuống đất, tức tối với P rằng: “Đồ kiêu ngạo, tan học mày sẽ biết tay sao!”. Nhiều bạn khác đã chứng kiến sự việc, khuyên can K không nên nóng giận, thu dọn đồ đạc giúp P; đồng thời lớp trưởng đã bí mật thông báo sự việc với cô chủ nhiệm. M cũng chứng kiến câu chuyện, nhưng M chỉ cười khẩy và và nói nhỏ K rằng: “Đánh cho nó trận cho chừa thói ấy đi! Cậu cần hỗ trợ thì cứ bảo tớ nhé!”. Chủ thể nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực học đường?

  • A. Bạn K và M.
  • B. Bạn K và P.
  • C. Bạn K và lớp trưởng.
  • D. Bạn P và lớp trưởng.

Câu 24: Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng?

  • A. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoài hình.
  • B. Đạt giấy khen.
  • C. Được thầy cô khen ngợi.
  • D. Đi chơi công viên.

Câu 25: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

  • A. gia đình.
  • B. cơ sở giáo dục.
  • C. cơ quan làm việc.
  • D. cộng đồng xã hội.

Câu 26: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
  • B. Những người giàu có thì không cần lao động, chỉ cần hưởng thụ.
  • C. Chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn mới có thói quen quản lí chi tiêu.
  • D. Muốn tăng thu nhập, học sinh nên nghỉ học, đi làm kiếm tiền.

Câu 27: Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính tiết kiệm?

  • A. Miệng ăn núi lở.
  • B. Vắt cổ chày ra nước.
  • C. Kiến tha lâu đầy tổ.
  • D. Vung tay quá trán.

Câu 28: Bức tranh dưới đây phản ánh về vấn đề nào?

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II (P5)

  • A. Bạo lực gia đình.
  • B. Bạo lực học đường.
  • C. Ngược đãi trẻ em.
  • D. Ngược đãi người lớn tuổi.

Câu 29: Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

  • A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
  • B. Thầy giáo nhắc nhở M không nói chuyện riêng trong giờ học.
  • C. Bạn H từ chối không cho T chép bài trong giờ kiểm tra Toán.
  • D. Cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở A cần chăm chỉ, đi học đúng giờ.

Câu 30: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về

  • A. vật chất và tinh thần của con người.
  • B. sức khỏe và tài chính của con người.
  • C. thể chất và tinh thần của con người.
  • D. tính mạng và tài sản của con người.

Câu 31: Khi căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ dẫn đến hậu quả nào sau đây?

  • A. Con người có thêm niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.
  • B. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.
  • C. Bản lĩnh và ý chí kiên cường của con người được hình thành.
  • D. Con người bị thiệt hại nặng nề về sức khỏe và tài chính.

Câu 32: Nhân vật nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Bà Y tung tin mình được “Thánh cho ăn lộc” để lừa gạt mọi người.
  • B. Chị K mở dịch vụ Karaoke trá hình để tổ chức hoạt động mại dâm.
  • C. Ông S lén lút trồng cây cần sa trong vườn nhà mình để bán kiếm lời.
  • D. Phát hiện anh P tổ chức đánh bạc, chị M đã báo cho lực lượng công an.

Câu 33: Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho

  • A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
  • B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.
  • C. cân đối và tằn tiện.
  • D. thoải mái nhất.

Câu 34: Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?

  • A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.
  • B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.
  • C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.
  • D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.

Câu 35: Nguyên nhân chủ quan quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

  • A. Bản thân luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm về một vấn đề nào đó.
  • B. Áp lực trong học tập, công việc lớn hơn khả năng của bản thân.
  • C. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.
  • D. Con người gặp phải những khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 36: Sau dịp tết Nguyên đán, T thống kê lại và thấy mình đã nhận được số tiền lì xì là 1 triệu đồng. T muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

  • A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
  • B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
  • C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
  • D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 37: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.
  • B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
  • C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.
  • D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.

Câu 38: Một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng là

  • A. lo lắng, thiếu tập trung.
  • B. tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • C. cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái.
  • D. nét mặt tươi sáng, tinh thần phấn khởi.

Câu 39: Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.
  • B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.
  • C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.
  • D. Trước khi chi tiêu, bạn H thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.

Câu 40: Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

  • A. Bạn H đạt giải nhất trong cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh.
  • B. Bố mẹ thưởng cho T vì bạn đã có nhiều cố gắng trong học tập.
  • C. Cô giáo tuyên dương V vì bạn luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ.
  • D. Bạn P cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung trong khi kì thi đến gần.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác