Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 2 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường.
  • B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội.
  • C. Do giáo dục từ phía gia đình.
  • D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
  • B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

Câu 3: Theo em, chúng ta cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.
  • B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.
  • C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.
  • D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.

Câu 4: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Vi phạm đạo đức.
  • D. Vi phạm quy chế.

Câu 5: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội là tiêu cực?

  • A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
  • B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
  • C. Tạo công ăn việc làm.
  • D. Phạt tù chung thân tất cả những người vi phạm.

Câu 6: Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Bộ luật hình sự năm 2015.
  • B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • C. Bộ luật lao động năm 2020.
  • D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 7: Những ai cần phải phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Bản thân cá nhân.
  • B. Gia đình.
  • C. Xã hội.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?

  • A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
  • B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
  • C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
  • D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Câu 9: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ

  • A. Bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con.
  • B. Đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất.
  • C. Thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.
  • D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Câu 10: Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • B. Mặc kệ không quan tâm đến.
  • C. Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường.
  • D. Quay video đăng mạng xã hội câu view.

Câu 11: Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • A. Ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
  • B. Trân trọng mối quan hệ bạn bè.
  • C. Trân trọng tình nghĩa anh em.
  • D. Trân trọng tình làng nghĩa xóm.

Câu 12: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

  • A. Từ 1 năm đến 3 năm.
  • B. Từ 3 năm đến 5 năm.
  • C. Từ 2 năm đến 7 năm.
  • D. Từ 2 năm đến 5 năm.

Câu 13: Người dưới 14 tuổi sẽ bị xử phạt thế nào khi vi phạm pháp luật?

  • A. Đưa vào trường giáo dưỡng.
  • B. Đưa về gia đình giám sát.
  • C. Cảnh cáo.
  • D. Khuyên răn.

Câu 14: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. T rất ngang ngược và thường xuyên nói xấu một số bạn trong lớp. Điều này khiến rất nhiều bạn khó chịu và quyết định cô lập T.
  • B. Do hoàn cảnh khó khăn mà L bị bạn bè coi thường cho ra rìa.
  • C. Do học kém mà G thường bị bắt nạt.
  • D. Do béo và xấu mà D bị bạn bè chế nhạo rất nhiều.

Câu 15: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn?

  • A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
  • C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 16: Trong các ý dưới đây, ý nào là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tụ tập, hẹn gặp đánh nhau sau giờ học.
  • B. Đến thư viện học sau giờ học.
  • C. Giúp đỡ bạn học khuyết tật.
  • D. Ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.

Câu 17: Theo Điều 34 Luật hôn nhân và Gia đình quy định

  • A. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
  • B. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
  • C. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
  • D. B, C đúng.

Câu 18: Theo em, ý nào dưới đây thể hiện sự kính trọng của con cái với cha mẹ

  • A. Yêu thương, kính trọng cha mẹ.
  • B. Cãi lời cha mẹ dù mình sai.
  • C. Văng tục, chửi bậy với cha mẹ.
  • D. Bắt cha mẹ mua tất cả đồ mình thích dù gia đình khó khăn.

Câu 19: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A. Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
  • B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
  • C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
  • D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.

Câu 20: Đâu là các loại tệ nạn xã hội?

  • A. Tham nhũng.
  • B. Bạo lực học đường.
  • C. Đánh bạc trái phép.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 21: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn" có ý nghĩa gì ?

  • A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
  • B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
  • C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
  • D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).

Câu 22: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực học đường.

  • A. Xúc phạm nhân phẩm và danh dự của bạn khác.
  • B. Đánh bạn.
  • C. Giúp đỡ bạn học tập.
  • D. Cô lập bạn.

Câu 23: Thế nào là hôn nhân hạnh phúc?

  • A. Một vợ, một chồng.
  • B. Một chồng, nhiều vợ.
  • C. Vợ chồng cãi nhau.
  • D. Một vợ, nhiều chồng.

Câu 24: Chế độ hôn nhân ở nước ta là?

  • A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.
  • B. Bình đẳng, một vợ một chồng.
  • C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.
  • D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.

Câu 25: K có ngoại hình không mấy ưa nhìn, điều này dẫn đến việc bị bạn bè cô lập, sau lại có một số bạn bắt đầu đánh đập K. Phát hiện K bị đánh, anh trai K rủ một vài người khác chặn trên đường đi về của bọn bắt nạt, định giáo huấn. Nếu em gặp phải cảnh này, em sẽ làm gì?

  • A. Báo với người lớn.
  • B. Quay video đăng mạng.
  • C. Mặc kệ.
  • D. Xông vào can ngăn.

Câu 26: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

  • A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng.
  • B. Hợp nhau về gu thời trang.
  • C. Tình yêu chân chính.
  • D. Có việc làm ổn định.

Câu 27: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Nâng cao nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội của bản thân.
  • B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
  • C. Sống giản dị, lành mạnh.
  • D. Quan tâm đến công việc hơn con cái.

Câu 28: Câu ca dao dưới đây nói lên điều gì?

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

  • A. Răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân.
  • B. Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ.
  • C. Tình nghĩa bạn bè sâu nặng.
  • D. Khắc ghi công ơn của thầy cô.

Câu 29: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
  • B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 30: Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn?

  • A. Không thể gặp mặt cha mẹ.
  • B. Không thể tiếp tục đi học.
  • C. Sức khỏe của người mẹ trẻ yếu.
  • D. Gia đình không hạnh phúc.

Câu 31: Là học sinh em cần làm gì để chống tệ nạn xã hội?

  • A. Tuyên truyền mọi người xung quanh phòng chống tai tệ nạn xã hội.
  • B. Tự ý giải quyết sự việc.
  • C. Khi anh em trong gia đình vi phạm chỉ báo với các thành viên khác trong gia đình.
  • D. Mặc kệ không quan tâm.

Câu 32: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Bạo lực học đường.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Bạo lực cộng đồng.
  • D. Bạo lực xã hội.

Câu 33: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của pháp luật?

  • A. Bạo hành trong gia đình.
  • B. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
  • C. Cha mẹ yêu thương, tôn trọng các ý kiến của con.
  • D. Cha mẹ phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Câu 34: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • B. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 35: Trong các ý dưới đây, đâu là tệ nạn thường xuất hiện ở học sinh?

  • A. Cờ bạc.
  • B. Ma túy.
  • C. Mại dâm.
  • D. Bạo lực học đường.

Câu 36: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
  • B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.
  • C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
  • D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

Câu 37: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Nuôi dạy con thành những công dân tốt.
  • C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
  • D. Tôn trọng ý kiến của con.

Câu 38: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

  • A. 12 năm.
  • B. 13 năm.
  • C. 14 năm.
  • D. 15 năm.

Câu 39: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do (1)..……., quan hệ huyết thống hoặc quan hệ (2)………, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của (3)………..”

  • A. (1) hôn nhân; (2) nhận nuôi; (3) pháp luật.
  • B. (1) hôn nhân; (2) nuôi dưỡng; (3) đạo đức.
  • C. (1) hôn nhân; (2) nuôi dưỡng; (3) pháp luật.
  • D. (1) cưới hỏi; (2) nuôi dưỡng; (3) pháp luật.

Câu 40: Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Cô lập một bạn học trong lớp.
  • B. Giúp bạn học tập.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác