Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 cánh diều học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây?
- A. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.
- B. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.
- C. Giữ kín chuyện để không ai biết.
D. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.
Câu 2: Những tệ nạn xã hội được xem là nguy hiểm nhất hiện nay là
- A. cờ bạc, ma tuý, trộm cướp.
- B. cờ bạc, trộm cướp, mại dâm.
- C. cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
D. cờ bạc, ma tuý, trộm cướp, mại dâm.
Câu 3: Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về người con hiếu thảo?
- A. Sống thì chẳng cho ăn nào/Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Công cha, nghĩa mẹ nặng triều/Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
- C. Ông sống ăn những cá thèn/Bây giờ ông chết, trống kèn đưa ông.
- D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Câu 4: Cách thức tích cực để ứng phó với tâm lí căng thẳng
- A. Có kế hoạch học tập, làm việc rõ ràng.
- B. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- C. Nghe nhạc thư giãn.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm
A. Quản lí tiền.
- B. Tiết kiệm tiền.
- C. Chi tiêu tiền.
- D. Phung phí tiền.
Câu 6: Khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường, học sinh cần tránh hành vi nào dưới đây?
- A. Giữ kín và tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
- B. Rời khỏi vị trí nguy hiểm.
C. Kêu cứu để thu hút sự chú ý.
- D. Yêu cầu sự trợ giúp về mặt y tế hoặc tâm lí.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?
- A. Hạn chế nhận thức về tác hại của tệ nạn xã hội.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
- C. Chỉ chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
- D. Không cần duy trì lối sống giản dị, lành mạnh.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình
- A. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.
B. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
- C. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.
- D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử.
Câu 9: Tệ nạn ma túy được quy định của pháp luật về việc phòng chống tệ bạn xã hội là
- A. Điều 328. Tội môi giới mại dâm (trích).
- B. Điều 210. Tội phòng, chống ma túy.
C. Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2008 (điều 3).
- D. Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Điều 321. Tội đánh bạc.
Câu 10: Đâu là suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống?
- A. Khi gặp chuyện không vui, em nghĩ mình thật đen đủi, xui xẻo.
- B. Khi gặp thất bại trong học tập và cuộc sống hằng ngày, em nghĩ rằng những thất bại đó là sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp mình trưởng thành hơn.
C. Em nghĩ mình thật kém cỏi vì không đạt được kết quả thì cử cao như các bạn trong lớp.
- D. Không có đáp án đúng.
Câu 11: Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho
- A. cân đối và tần tiên.
- B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
- C. cân đối và phù hợp.
D. hiệu quả và tiết kiệm.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?
- A. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.
- B. Nghiêm cấm sử dụng trái phép chất ma tuý.
C. Cấm tiếp xúc với người mắc tệ nạn xã hội.
- D. Nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, dẫn dắt mại dâm.
Câu 13: Khi em vi phạm kỉ luật ở trường, cô giáo yêu cầu em đưa giấy mời phụ huynh đến để trao đổi. Em sẽ
- A. giấu giấy mời đi và không nói với bố mẹ.
B. đưa giấy mời cho bố mẹ và chủ động trình bày lỗi của mình với bố mẹ.
- C. nhờ anh, chị em hoặc người thân quen đưa giấy mời cho bố mẹ.
- D. khóc lóc, lo lắng, không biết làm như thế nào vì sợ nếu biết, bố mẹ sẽ la mắng.
Câu 14: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là
- A. thực trạng xã hội.
B. tệ nạn xã hội.
- C. lối sống xã hội
- D. chuẩn mực xã hội.
Câu 15: Nhận định đúng là
A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng chất ma tuý là vi phạm pháp luật.
- B. Cho trẻ em uống rượu, hút thuốc là không vi phạm pháp luật.
- C. Việc bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ là vi phạm pháp luật.
- D. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.
Câu 16: Ông nội của P đã già, ông bị đau lưng đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm ông bị ngã không dậy được. P nhìn thấy nhưng do giận ông thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ ông dậy mà bỏ đi chơi. P đã vi phạm điều gì sau đây?
A. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
- B. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà.
- C. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ.
- D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em.
Câu 17: Nội dung nào dưới đây không nói về tác hại của tệ nạn xã hội?
- A. Ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người.
- B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Đề cao hoá các chuẩn mực đạo đức xã hội.
- D. Làm suy thoái giống nòi, dân tộc.
Câu 18: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
- A. Đánh đập con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
- C. Khen thưởng học sinh trên lớp.
- D. Phân biệt đối xử giữa các con.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với bố mẹ, ông bà trong gia đình?
- A. Xoa bóp cho bà.
B. Trốn tránh làm việc nhà.
- C. Giúp ông tỉa cây cảnh.
- D. Tặng quà cho mẹ vào ngày 8/3.
Câu 20: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức
- A. trách nhiệm.
B. tự lập.
- C. thông cảm.
- D. chia sẻ.
Câu 21: Khi học lực của em chỉ ở mức vừa phải nhưng bố mẹ lại mong muốn em đạt học sinh giỏi và đứng đầu lớp, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ
- A. cố gắng học bằng mọi cách để đạt được điều bố mẹ mong muốn, kì vọng ở mình.
- B. chán nản vì cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu và quan tâm mình.
C. đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.
- D. không để tâm đến mong muốn của bố mẹ và cứ học bình thường.
Câu 22: Những tệ nạn xã hội nào dưới đây là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
- A. Trộm cướp và mại dâm.
B. Mại dâm và ma tuý.
- C. Cờ bạc và ma tuý.
- D. Cờ bạc và mại dâm.
Câu 23: Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là
- A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường niên hiệu quả là
- B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
- C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu,
D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu
Câu 24: Hành vi nào dưới đây không thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình?
- A. Chị gái thường xuyên nhường đồ chơi cho em.
- B. Anh trai nuôi dưỡng em khi không còn bố mẹ.
C. Chị gái đánh em trai vì không làm bài tập.
- D. Hai chị em cùng tập thể dục vào các buổi sáng.
Câu 25: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?
- A. Cha mẹ và con cái.
- B. Anh chị em.
- C. Ông bà và con cháu.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 26: Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
A. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
- B. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.
- C. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.
- D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử
Câu 27: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.
- B. Giáo viên lăng mạ học sinh trên lớp.
C. Giáo viên dọa nạt khiến học sinh căng thẳng.
- D. Giáo viên nhắc nhở, phê bình học sinh trên lớp.
Câu 28: Hành vi dưới đây thể hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bố mẹ với con cái trong gia đình?
- A. Tự ý đọc nhật kí của con.
B. Chăm sóc khi con bị ốm.
- C. Đánh mắng khi con bị điểm thấp.
- D. Chỉ tôn trọng ý kiến của con trai.
Câu 29: Khi em bị một nhóm bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc về ngoại hình, em cảm thấy rất áp lực. Em sẽ
- A. cố gắng không để tâm đến những lời trêu chọc của các bạn.
- B. lôi kéo, rủ rê các bạn khác để tìm cách trả thù nhóm bạn kia.
C. nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết.
- D. im lặng chịu đựng sự trêu chọc của các bạn và tự ti về bản thân.
Câu 30: Quản lí tiền hiệu quả là gì?
- A. biết sử dụng tiền một cách hoang phí.
B. biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
- C. thiếu tiền trong mọi hoàn cảnh.
- D. đủ tiền tiêu xài.
Câu 31: Một loại chất gây nghiện nguy hại cho người sử dụng, có tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác như: giảm đau, hưng phấn, dễ chịu,...hoặc tạo ra ảo giác. Đó là gì?
- A. nước ngọt.
- B. kẹo.
- C. thuốc lá.
D. ma túy.
Câu 32: Ông bà nội ngoại có quyền
- A. Phụ giúp con cái trông nom, chăm sóc cháu dưới 5 tuổi.
- B. Chu cấp tiền sinh hoạt cho cháu với giá trị tối thiểu là 500.000đ.
C. Trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.
- D. Ngược đãi, xúc phạm cháu.
Câu 33: Nhận định nào dưới đây không đúng?
- A. Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ.
- B. Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức của con người.
C. Tất cả những hiện tượng phổ biến trong xã hội đều coi là tệ nạn xã hội.
- D. Cờ bạc, ma tuý, mại dâm là các tệ nạn xã hội nguy hiểm nhất.
Câu 34: Bạn T và K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm pháp luật?những ai đã vi phạm pháp luật?
- A. Bạn T và bạn K.
- B. Bạn T, bạn K và bà H.
- C. Bà H.
D. Ban T, bạn K, bà H và anh M.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường?
- A. Do thiếu thốn tình cảm.
B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực.
- C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.
- D. Do thiếu hụt kĩ năng sống.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính khiến con người vướng vào tệ nạn xã hội?
- A. Đời sống vật chất được nâng cao.
- B. Bố mẹ quá nuông chiều con cái.
- C. Bị dụ dỗ, lôi kéo do thích thể hiện.
D. Lười lao động, đua đòi, ham chơi.
Câu 37: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?
A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
- B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết,
- C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
- D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.
Câu 38: Một loại tệ nạn xã hội biểu hiện việc cuồng tín vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến những hậu quả xấu về sức khỏe, thời gian, tài sản,... cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đó là tệ nạn gì?
- A. thờ cúng tín ngưỡng.
B. mê tín dị đoan.
- C. đam mê mê tín.
- D. cờ bạc.
Câu 39: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tệ nạn xã hội?
- A. Tích cực hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
- B. Ma tuý và mại dâm là con đường lây nhiễm bệnh xã hội.
- C. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
D. Xa lánh người mắc bệnh xã hội mới bảo vệ được bản thân.
Câu 40: Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của bạo lực học đường?
- A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
- B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
- D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Công dân 7 cánh diều học kì II
Bình luận