Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc Cốm Vòng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc Cốm Vòng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tản văn và tùy bút

* Khái niệm

- Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả,...), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

- Tùy bút là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.

* Đặc điểm:

- Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo nên để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc.

- Cái tôi trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

- Ngôn ngữ tản văn, tuỳ bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

2. Tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng. sinh tại Hà Nội

- Quê quán: làng Lương Ngọc, huyện Bình Ginag, tỉnh Hải Dương

- Gia đình: cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên không bị thiếu thốn.

- Phong cách sáng tác: trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Lọ Văn (tập văn trào phúng, 1931), Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút kí, 1969), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972)...

Tác phẩm

- Thuộc chương 8 trong Miếng ngon Hà Nội (1952)

- Vài nét về tác phẩm Miếng ngon Hà Nội: là một tác phẩm bút ký tập trung giới thiệu mười lăm món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn.

3. Đọc văn bản

- Thể loại: tùy bút

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến "sản xuất được cốm quý"): Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng.

+ Phần 2 (tiếp đến "tinh khiết và thơm tho lạ lùng"): Mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng

+ Phần 3 (còn lại): Những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng

- Tác giả khẳng định: Cốm và hồng là  sản phẩm biểu dương được tình thần của những cuộc nhân duyên.

- Màu sắc:

+ Cốm: giản dị mà thanh khiết

+ Hồng: chói lọi mà vương giả

=> tưởng tương xung mà thắm đượm với nhau.

- Mùi vị: vị ngọt lừ của hồng – mùi thơm của cốm => nâng đỡ, hòa quyện như trai gái xứng đôi, vừa đôi

- Hai thức quà hòa quyện, sánh đôi cùng nhau như tình cảm đôi lứa, chẳng thể tách rời.

=> Sự hài hòa giữa việc thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc chân thực của con người.

- Những cô gái làng Vòng: mộc mạc, ưa nhìn, gánh cốm từ sáng sớm tinh mơ.

2. Nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng

- Nguyên liệu và cộng đoạn: Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:

Ngắt lúa

Tuốt lúa

Đảo trong nồi rang

Xay, giã thóc

Sàng thóc

Hồ

=> Sự cầu kì, tinh tế, tỉ mỉ để làm ra cốm.

- Tác giả đã bộc lộ trực tiếp, sinh động, như hòa quyện với hương vị thơm mát thanh khiết của tự nhiên, với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời, tạo cho cho người đọc ấn tượng khó quên.

- Cách gói cốm: gói bằng lá sen mới, buộc bằng sợi rơm tươi => trang nhã, hòa quyện cùng thiên nhiên.

 - Cách ăn cốm: ăn cho ra miếng cốm, thanh lịch, cao quý, phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một… nhai nhỏ nhẹ, ngẫm nghĩ… nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng…

=> Tình cảm yêu mến, quý trọng, trìu mến của tác giả dành cho cốm.

- Chủ đề của văn bản: Tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn hóa của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc.

- Lối viết hấp dẫn, thú vị.

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 4 Đọc Cốm Vòng, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 4: Đọc Cốm Vòng, Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc Cốm Vòng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác