Soạn giáo án tin học 8 kết nối tri thức bài 4: Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án 8 Tin học bài 4: Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 4: ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA TRONG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT SỐ
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ tin học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung tin học; trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Tự chủ, tự học: Chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức và hoàn thành bài tập.
Năng lực riêng:
- Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hóa và không vi phạm pháp luật.
- Hiểu và ứng xử có văn hóa trong thế giới ảo, khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
- Phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số và tạo sản phẩm số (không sử dụng các thông tin không có bản quyền khi tạo sản phẩm số,...).
- Cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 8.
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Hình ảnh, video, bài báo, một vài ví dụ về sản phẩm kĩ thuật số.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 8.
- Hình ảnh, video,... về sản phẩm kĩ thuật số do chính mình tạo ra (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS nhận ra những biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ số thông qua một số tình huống cụ thể.
- Nội dung: HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trong thời gian 10 - 15 phút và trình bày trước lớp.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS sau khi thảo luận nhóm, câu trả lời hướng tới việc HS nhận biết được đúng, sai.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm 3 - 4 HS.
- GV đưa ra hai tình huống cụ thể về việc ứng xử khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số:
Khoa chia sẻ cho An bức ảnh ruộng bậc thang mà mình đã chụp.
+ Trường hợp 1: An không hỏi ý kiến Khoa, tự mình chỉnh sửa bức ảnh và sử dụng làm nền cho ảnh của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. An viết chú thích cho bức ảnh: Thật tuyệt khi được đến thăm nơi này.
+ Trường hợp 2: An xin phép Khoa, chỉnh sửa lại bức ảnh cho đẹp hơn rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. An viết chú thích cho bức ảnh: Đất nước ta thật là đẹp (người chụp Lê Khoa).
- GV đặt câu hỏi: Theo em, An nên làm theo cách nào? Vì sao?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày câu trả lời của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS đọc các tình huống và tiếp nhận yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình: An nên làm theo cách 2. Vì cách làm này thể hiện sự trung thực và tôn trọng tác giả của bức ảnh.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hai trường hợp ứng xử của bạn An đều rất phổ biến trên mạng, quen thuộc với chúng ta. Hàng ngày, các em đã có thể làm như trường hợp 1 mà không hề biết là mình đã làm không đúng, không trung thực. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số – Bài 4: Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số
- Mục tiêu: HS nhận biết và nêu được những biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK trang 18, 19 và thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: HS chia sẻ trước lớp một vài biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (nhóm đôi hoặc nhóm 5 - 6 HS). - GV cho các nhóm hoàn thành yêu cầu trong Hoạt động 1 SGK trang 18: Từ hiểu biết của em, hãy thảo luận với các bạn về một vài biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật hay biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 18 và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1. Từ đó, HS có thể bổ sung thêm những hiểu biết, trải nghiệm của mình đối với các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật hay biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. - GV chiếu thêm một số bài báo, video về các hành vi và tác hại đối với việc vi phạm đạo đức, pháp luật hay biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. + Một số bài báo: + Video: https://youtu.be/Zax6W1ZoHWo - GV chiếu hình ảnh và nhấn mạnh: Hành vi quay video rồi phát tán lên mạng hay phát trực tiếp (livestream) lên mạng các vụ bạo lực học đường, đưa thông tin cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được phép đều là các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, thiếu văn hóa. Đó là các hành vi mà các em HS rất dễ vô tình mắc phải. - GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ 3 điều lưu ý để tránh vi phạm bản quyền dù cố ý hay không cố ý. - Trong đó, GV giải thích thêm cho HS, điều thứ ba (hầu hết thông tin trên Internet đều có bản quyền) không phải ai cũng biết. Nhiều người (kể cả những người có hiểu biết nhất định) vẫn vô tư sử dụng các thông tin trên mạng mà không để ý gì đến bản quyền. - GV cho HS đọc và trả lời nhanh Câu hỏi SGK trang 19 để củng cố kiến thức: 1. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật? A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng. B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện. C. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác. D. Tải một bài trình chiếu của người khác từ Internet và sử dụng như là của mình tạo ra. 2. Nêu một vài hành động chưa đúng của em khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số mà em đã mắc phải. Nêu cách em sẽ phòng tránh hoặc từ bỏ vi phạm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để tìm ra các biểu hiện vi phạm. - HS đọc thông tin SGK và so sánh với câu trả lời ở Hoạt động 1. - HS quan sát các bài báo, theo dõi video. - HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp các biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. - Các nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1 sau khi thảo luận nhóm. - HS xung phong trả lời nhanh đáp án câu hỏi củng cố kiến thức. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số - Hoạt động 1: Một số biểu hiện có thể là: + Dùng phần mềm bẻ khóa; + Mua đĩa nhạc lậu (đĩa nhạc được sao chép lại, không có bản quyền); + Sao chép các hình ảnh, bài hát từ trên mạng mà chưa xin phép tác giả... - Hoạt động đọc: Một số biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số: + Quay phim trong rạp chiếu phim. + Chụp ảnh ở nơi không cho phép. + Ghi âm trái phép các cuộc nói chuyện. + Tải về máy tính cá nhân các tệp bài hát, video có bản quyền để sử dụng mà chưa được phép. + Sao chép thông tin từ một trang web và coi đó của mình. + Sử dụng phần mềm bẻ khóa. + Phát trực tiếp hoặc chia sẻ các vụ bảo lực học đường. Đưa lên mạng thông tin cá nhân của người khác mà chưa được phép. + Tham gia, chia sẻ, quảng cáo cho các trang web cổ vũ bạo lực, đánh bạc...
- Kết luận: Ba điều cần lưu ý để tránh các vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số: + Tìm hiểu thông tin, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. + Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giải hoặc có bản quyền sử dụng. + Hầu hết thông tin trên Internet là có bản quyền. Câu hỏi: 1. Đáp án C. 2. Một vài hành động chưa đúng có thể là: + Tải các bản nhạc, phim không có bản quyền. + Tải về và cài đặt các phần mềm bẻ khóa được chia sẻ trên mạng. + Thu âm, quay video ở những nơi không được phép. |
Hoạt động 2: Tuân thủ những quy định về đạo đức, văn hóa và pháp luật khi tạo ra sản phẩm số
- Mục tiêu: HS bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hóa và không vi phạm pháp luật..
- Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức SGK trang 20.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được những quy định về đạo đức, văn hóa và pháp luật khi tạo ra sản phẩm số.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tin học 8 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác