Soạn giáo án tin học 10 cánh diều Chủ đề ICT- Bài 3: tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 Chủ đề ICT - Bài 3: tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha (2 tiết) sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3: TÁCH ẢNH VÀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA VỚI KÊNH ALPHA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Hiểu được khái niệm độ “trong suốt”.

·      Sử dụng được kênh alpha và các kĩ thuật thiết kế dựa trên vùng chọn, đường dẫn để thiết kế được banner hoặc băng rôn.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

·      Tạo được các sản phẩm đồ hoạ theo yêu cầu hoặc nhu cầu của bản thân.

·      Thực hành thiết kế logo và banner.

3. Phẩm chất

·      ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

·      Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.

2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.

b) Nội dung: HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Khi ghép hai ảnh với nhau để tạo thành một ảnh mới, em thường gặp điều gì không như mong đợi và muốn khắc phục để được kết quả đẹp hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

-HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đưa ra ý kiến của mình.

- Dự kiến câu trả lời:

Một vài tình huống không như mong đợi: khi ghép ảnh mà ảnh mang đi ghép không được tách nền, làm cho sản phẩm dích lộ rõ sự lắp ghép ảnh, thiếu tính tự nhiên.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

-GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Kệnh alpha và kĩ thuật tách ảnh nhờ kênh alpha

a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS thấy được tác dụng của ảnh có nền trong suốt là nó có thể ghép vào ảnh khác một cách tự nhiên, không che mất nền của ảnh được ghép đó.

- HS bước đầu hiểu được khái niệm cũng như ảnh hưởng của “độ trong suốt”: ảnh có nền trong suốt 100% thì nhìn xuyên thấu, ngược lại nếu ảnh có nền không trong suốt (0%) thì không nhìn xuyên qua được.

- HS thực hành tách ảnh ra khỏi nền.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

- Bài thực hành của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Ảnh có nền trong suốt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS thực hiện Hoạt động 1.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.163 và quan sát hình minh họa.

- GV trình chiếu Hình 2 (SGK tr.164) và mở rộng kiến thức:

A picture containing diagram

Description automatically generated

+ Giải thích thêm về khái niệm “độ trong suốt”, lớp nền trong suốt, ảnh nhìn xuyên qua được nó vì mọi điểm của lớp trong suốt hoàn toàn (độ trong suốt 100%).

+ Ảnh có độ trong suốt ở một tỉ lệ xác định. Trong GIMP, tỉ lệ này lại được thẻ hiện thông qua một tham số đối ngẫu của nó, đó là độ mờ mục Opacity.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.163 – 164.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời 2 – 3 HS nhắc lại kiến thức đã học.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Nhiệm vụ 2: Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.164 và nêu khái niệm về kênh alpha.

- GV giải thích thêm về kênh alpha thông qua khái niệm về độ trong suốt của điểm ảnh.

- GV mở rộng kiến thức cho HS: Tất cả các điểm ảnh đều có hai thuộc tính: màu sắc và độ trong suốt.

+ Màu sắc thì được lưu ở Bảng quản lí kênh, có thể quan sát được.

+ Độ trong suốt thì được lưu ở kênh alpha và chỉ có thể cảm nhận được sự tồn tại của kênh này khi chuyển nó thành một vùng chọn.

- GV giải thích cho HS hiểu thêm về cụm từ “tách ảnh”: Đây là cách gọi theo thói quen của các chuyên gia chỉnh sửa, xử lí ảnh. Thực chất, ảnh luôn tồn tại cùng với nền ảnh, không tách ra được khỏi nền ảnh. Nhưng vì nền ảnh trong suốt nên có thể coi như “ảnh không có nền” hoặc “ảnh được tách ra khỏi nền”.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm: Thiết kế thiệp chúc mừng với việc tách ảnh ra khỏi nền.

- GV hướng dẫn các bước thực hành:

+ Bước 1: Chọn ảnh nguồn và thêm kênh alpha vào lớp ảnh

·      Chn lp nh cn x lí.

·      Thêm kênh alpha vào lp nh bng cách thc hin lnh: Add Alpha Channel t bng chn Layer/Transparency hoc t bng chn được m ra khi nháy chut phi vào tên lp bng qun lí lp.

+ Bước 2: Chọn đối tượng cần tách ra khỏi nền ảnh

·      Nháy chut chn công c Free Select ri bt đầu t mt đim bt kì trên biên đối tượng, ln lượt nháy chut vào xung quanh đối tượng cn tách (Hình 3a).

·      Khi chn đến chi tiết nh, khó nhìn rõ, nhn gi phím Ctrl và lăn nút cun chut để phóng to hay thu nhnh cho phù hp. Khi phóng to nh, v tríđang thao tác có th chy ra xa, nhn gi phím Space và di chuyn chut để di chuyn khung cnh sao cho nhìn thy v trí cn tìm (Hình 3b).

·      Đim chn cui cùng được xác định bng cách nháy chut trùng vi đim xut phát. Khi đó, mt vùng chn bao quanh đối tượng xut hin, nó biu thđối tượng đãđược chn (Hình 3c).

Shape

Description automatically generated with low confidence

+ Bước 3: Tách ảnh khỏi nền

·      Đảo ngược vùng chn đối tượng.

·      Xóa vùng chn ri b chn. Toàn b phn nh xung quanh b xóa, lp nh bây gi có nn trong sut.

- GV thực hành làm mẫu cho HS quan sát và ghi nhớ các bước thực hiện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc thông tin SGK tr.164 và nêu khái niệm về kênh alpha.

- HS quan sát GV làm mẫu và ghi nhớ.

- HS thực hành theo nhóm để tạo sản phẩm hoàn chỉnh.

- GV giám sát và tư vấn, gợi ý cho HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện các nhóm trình chiếu và giới thiệu về sản phẩm thiết kế của nhóm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến và đặt câu hỏi cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá từng sản phẩm của các nhóm.

- GV lựa chọn sản phẩm điển hình (tốt nhất hoặc kém nhất) để trình chiếu cho cả lớp xem và nhận xét.

1. Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh nhờ kênh alpha

Hoạt động  1:

1) Ảnh có nền trong suốt khi ghép vào các ảnh khác sẽ không làm mất đi nền của ảnh được ghép đó.

2) Mức độ nhìn rõ ảnh phụ thuộc vào độ “trong suốt” của nó: Mỗi điểm ảnh sẽ không nhìn thấy nếu nó có độ trong suốt hoàn toàn hoặc nhìn thấy mờ mờ nếu nó có độ trong suốt nào đó.

a. Ảnh có nền trong suốt

- Trong các phần mềm thiết kế, chỉnh sửa đồ hoạ, nếu ảnh có nền trong suốt thì có thể nhìn xuyên qua ảnh đến tận “vô cùng". GIMP sử dụng mẫu ca rô đen xám xen kẽ để biểu thị giới hạn vô cùng hay nền trong suốt này (Hình 2a). Nếu dùng công cụ Eraser  để tẩy một số chỗ trên ảnh thì sẽ phát hiện ra ảnh có nền trong suốt hay không Hình 2b minh hoạ ảnh có nền trong suốt (đôi khi còn gọi là “ảnh không có nền”), còn Hình 2c minh hoạ ảnh có nền màu trắng vì nó lộ ra ở chỗ bị tẩy xoá.

b. Kênh alpha và kĩ thuật tách ảnh

- Mỗi điểm ảnh sẽ không được nhìn thấy nếu nó có độ trong suốt hoàn toàn hoặc nhìn thấy mờ mờ nếu nó có độ trong suốt nào đó. Nói cách khác, sự hiện diện của mỗi điểm ảnh được thể hiện thông qua màu sắc cùng với độ trong suốt của nó.

+ GIMP lưu trữ ba kênh màu R, B, G và có thể được thêm một kênh lưu độ trong suốt của tất cả các điểm ảnh, gọi là kênh alpha.

- Trước khi ghép vào ảnh đích, các ảnh nguồn cần được tách ra khỏi nền của nó. Tuỳ theo đặc điểm của ảnh cần tách khỏi nền mà sử dụng công cụ tách ảnh phù hợp. Sau đây là cách tách ảnh phổ biến bằng công cụ Free Select  (công cụ chọn tự do)

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tin học 10 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác