Soạn giáo án tin học 10 cánh diều Chủ đề B - Bài 2. Điện toán đám mây và internet vạn vật (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 10 Chủ đề B - Bài 2. Điện toán đám mây và internet vạn vật (2 tiết) sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày dạy: …/…/…
Bài 2. Điện toán đám mây và internet vạn vật (2 tiết)
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
● So sánh được mạng LAN và Internet
● Nêu được một số dịch vụ cụ thể mà Điện toán đám mây cung cấp cho người dùng.
● Nêu được khái niệm Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT)
● Nêu được ví dụ cụ thể về thay đổi trong cuộc sống mà IoT đem lại. Phát biểu được ý kiến cá nhân về lợi ích của IoT.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
● Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
● Tự chủ và tự học, chủ động tìm hiểu, đọc và tìm kiếm thêm các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Năng lực riêng:
● Năng lực sử dụng một số dịch vụ điện toán đám mây vào cuộc sống
● Năng lực nhận định, so sánh để phân biệt được mạng LAN và mạng Internet trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
● Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
● Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
● SGK, giáo án, máy chiếu...
● Hình ảnh, video liên quan đến bài học: Mạng LAN, Internet, giao thông thông minh, y tế thông minh, nhà ở thông minh, sản xuất nông nghiệp thông minh...
● Thông tin, tài liệu liên quan để mở rộng kiến thức
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, tài liệu học tập liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS được tạo tâm thế vào bài học mới, gợi mở về bài học liên quan đến mạng internet.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS xung phong trả lời.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, thái độ học tập chăm chỉ, hứng thú.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đọc hoạt động mở đầu, yêu cầu HS đưa ra câu trả lời: Một công ty có các máy tính nối mạng Internet, mọi dịch vụ thông tin hằng ngày như: gửi email, duyệt web... đều thông qua Internet. Khi đường cáp quang ở biển xảy ra sự cố khiến mạng Internet không thể truy cập được nữa thì công ty cũng không thể sử dụng được bất kì dịch vụ mạng nào, dù chỉ là gửi file cho nhau qua mạng. Theo em, trong công ty đó có mạng LAN (mạng nội bộ) hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc kĩ nội dung, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận nhiệm vụ
- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời dựa trên sự hiểu biết của bản thân.
Gợi ý: Trong công ty đó không có mạng LAN (mạng nội bộ). Vì nếu có mạng LAN thì khi có sự cố về internet xảy ra, các dịch vụ thông tin trong mạng LAN của công ty vẫn diễn ra bình thường: vẫn có thể gửi email, file, …
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, phân tích thêm cho HS hiểu: Ngày nay, dù mạng Internet rất phát triển và được sử dụng phổ biến nhưng sự tồn tại một cách tương đối độc lập của mạng LAN vẫn là cần thiết. Chẳng hạn một vài dữ liệu công việc nên có bản sao lưu lại tại máy của cơ quan.
- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 2. Điện toán đám mây và internet vạn vật.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: So sánh mạng LAN và Internet
a. Mục tiêu: HĐ này giúp HS phân biệt và so sánh được mạng LAN và Internet dựa trên các tiêu chí quy mô, phương thức kết nối, sự sở hữu và tính ổn định.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS khai thác kênh hình và kênh chữ, thảo luận, giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi để hình thành kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4HS thảo luận và hoàn thành bảng so sánh sau:
Sau khi hoàn thành bảng, GV giải thích thêm cho HS hiểu: - Về tiêu chí “sự sở hữu” tuy internet không thực sự thuộc sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào nhưng vẫn được quản lí và giám sát một cách khoa học bởi các tổ chức quốc tế như: + Tổ chức quản lí tên miền trên toàn thế giới (ICANN): Phụ trách cấp phát và quản lí tên miền. + Tổ chức đặc nhiệm kĩ thuật Internet (IETF) và hiệp hội Internet (ISOC): phụ trách thúc đẩy sự phát triển về công nghệ mạng. - Về tính ổn định, Internet không có tính ổn định cao, chứng minh rõ ràng nhất là những sự cố đứt cáp quang biển xảy ra với nước ta -> kết nối internet không hoàn toàn chắc chắn. Do đó, nếu cơ quan phụ thuộc hoàn toàn vào internet thì sẽ chịu ảnh hưởng xấu mỗi khi kết nối Internet bị hỏng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hình thành nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng. - HS lắng nghe và tiếp thu thông tin Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV mời HS lên bảng hoàn thành bảng so sánh. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. | 1. So sánh mạng LAN và Internet *Mạng Lan: ● Kết nối các máy tính trong phạm vi nhỏ như: Tòa nhà, văn phòng… ● Có đường truyền riêng ● Thuộc quyền sở hữu của một tổ chức ● Độ ổn định cao. *Mạng Internet: ● Kết nối các máy tính trên toàn thế giới ● Phải thuê bao dịch vụ đường truyền băng thông rộng. ● Không thuộc quyền sở hữu của bất kì ai ● Độ ổn định thấp |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tin học 10 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác