Soạn giáo án mĩ thuật 2 cánh diều Bài 16: Một ngày thú vị của em (3 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 2 Bài 16: Một ngày thú vị của em (3 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 16: MỘT NGÀY THÚ VỊ CỦA EM (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

- Kết hợp được một số cách: vẽ, in nặn, đất cát để sáng tạo sản phẩm

- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

Bài học góp phần hình thành, phát triển năng lực chung và một số năng lực đặc thù; phát triển năng lực giải quyết vấn để sáng tạo và hợp tác được biểu hiện như: biết lựa chọn công cụ, hoa phẩm, vật liệu phù hợp với hình thức, thao tác tạo hình để sáng tạo sản phẩm; phối hợp với bạn để tạo sản phẩm về một ngày thú vị theo ý thích của nhóm.

- Năng lực mĩ thuật:

+ Nêu được hoạt động thú vị trong một ngày của mình hoặc người thân và cách tạo bức tranh kề về hoạt động đó.

+ Kết hợp được một số hình thức tạo hình như: vẽ, xé, cắt, dán, in, để sáng tạo sản phẩm về hoạt động thú vị và trao đổi, chia sẻ trong thực hành.

+ Trưng bày, giới thiệu và chia sẽ được cảm nhận về sản phẩm của minh của bạn. Bước đầu biết kể chuyện theo nội dung bức tranh về một ngày thú vị của mình/ nhóm mình.

  1. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, được biểu hiện như có ý thức với việc học tập và chủ động tham gia một số công việc phù hợp với bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội.

  1. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
  2. Học sinh: SGK, Vở thực hành, giấy màu, đất nặn, bút dạ, bút chì, kéo, hồ dán
  3. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, đất nặn, bút dạ, bút chỉ, kéo hồ dán, máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị đổ dùng, bài học của HS

- Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài.

Ví dụ: Nêu vấn đề, tổ chức cả lớp nghe và cùng hát bài hát “Trên con đường đến trường” (Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu). GV yêu cầu HS tìm những cảnh vật sự vật có trong trong bài hát. Từ đó, GV tóm lược và liên hệ giới thiệu nội dung bài học

II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: 

- HS kể về những hoạt động thú vị nhất trong một ngày

- Quan sát tranh và kể tên các hoạt động

b. Cách thức tiến hành:

* GV giới thiệu một số hình ảnh hoạt động thường ngày ở địa phương (nếu có)

- GV giao nhiệm vụ quan sát, thảo luận và kể tên những hoạt động trong ngày.

- HS trình bày, GV tóm lược. Có nhiều hoạt động ) trong một ngày như: học tập, chơi đùa, ăn uống

* Sử dụng hình ảnh minh hoạ (tr.73)

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: Kể tên hoạt động trong mỗi hình ảnh.

- GV tóm tắt nội dung trả lời của HS và giới thiệu rõ hơn hoạt động thể hiện trong mỗi hình ảnh và tóm lược: Trong một ngày, mỗi chúng ta có rất nhiều hoạt động, công việc khác nhau, trong đó có nhiều hoạt động, công việc bổ ích, thú vị.

* Sử dụng hình ảnh sản phẩm mĩ thuật (tr.74)

- GV yêu cầu HS quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV tóm lược ý kiến chia sẻ của HS.

- GV giới thiệu thêm một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật thể hiện các hoạt động thường ngày như: tượng, tranh in, tranh vẽ, (nếu có nên có).

- GV gợi nhắc HS và kết hợp tổng hợp

- GV sử dụng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, để kích thích HS mong muốn thực hành sáng tạo sản phẩm. Ví dụ: Hoạt động mà em thấy thú vị nhất là hoạt động nào? Em có muốn sáng tạo bức tranh về hoạt động yêu thích nào không? Em muốn kể câu chuyện về bức tranh như thế nào?...

- GV giúp HS nhớ lại hoạt động thú vị và những kiểu dáng, tư thế, động tác,... của hình dáng cơ thể khi tham gia hoạt động đó,

Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo

a. Mục tiêu: HS sáng tạo sản phẩm về những hoạt động thú vị trong một ngày của em bằng cách xé dán

b. Cách thức tiến hành

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hành

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ (tr.74, 75) và trao đổi, nếu cách sáng tạo bức tranh về hoạt động thú vị

- GV tóm lược nội dung trình bày của HS và giới thiệu, gợi mở rõ hơn cách thực hiện dựa trên hình minh hoạ trong SGK

Bước 1: Sau khi lựa chọn được hoạt động yêu thích và hình thành ý tưởng thiế hiện, tiến hành tạo hình nhân vật thể hiện hoạt động, bằng cách: vẽ hình dáng nhân vật trên giấy màu (vẽ trên mặt sau của tờ giấy màu), xé dán theo nét vẽ để có hình dáng nhân vật (Ví dụ: hình minh hoạ tr.74).

GV lưu ý HS. Kích thước của hình ảnh các nhân vật cần tương đối đồng đều cho những nhân vật cùng lứa tuổi như HS, hoặc kích thước to, nhỏ cho hình ảnh nhân vật như người lớn, trẻ em,...

Bước 2: Tạo hình cảnh nền cho hoạt động của các nhân vật (vẽ hoặc cắt, xẻ dán, in,...) và các chi tiết, hình ảnh khác phù hợp với nội dung hoạt động như: cây, nhà mặt trời, phương tiện,...

Bước 3: Sắp xếp các hình nhân vật và các hình ảnh, chi tiết đã tạo được trên cảnh nến để hoàn thành bức tranh.

Bước 4: Đặt tên cho bức tranh và xây dựng câu chuyện đơn giản theo nội dung bức tranh để giới thiệu, chia sẻ.

- Kết thúc phần hướng dẫn, GV tổ chức HS quan sát một số sản phẩm của HS năm học trước hoặc lớp khác, tác phẩm mĩ thuật của hoạ sĩ và hình ảnh giới thiệu trong Vở thực hành; kết hợp gợi mở, giới thiệu, giúp HS có thêm tham khảo và nhận ra cách thể hiện nội dung hoạt động rõ hơn.

* Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Tạo bức tranh thể hiện về một hoạt động thú vị mà nhóm thích bằng cách kết hợp một số thao tác như: vẽ, xé cắt dán, in, nặn,... theo ý thích.

+ Khuôn khổ bức tranh: A3 hoặc A2.

+ Vật liệu, hoa phẩm cần sử dụng bút chỉ, giấy màu, màu sáp hoặc màu đạ màu goát, hồ dán. sử dụng thêm một số vật liệu, công cụ khác như: giấy báo, bìa giấy, đồ vật/lá cây dùng để in, đất nặn

GV tham khảo hướng dẫn nhóm HS thực hiện như sau:

+ Thảo luận, thống nhất lựa chọn hoạt động yêu thích để thể hiện (văn nghệ, thể thao, trò chơi, mừng sinh nhật, trồng rau, tưới cây, vệ sinh môi trường...).

+ Thảo luận, thống nhất hình ảnh các nhân vật chính thể hiện nội dung hoạt động và hình ảnh cảnh nền.

+ Phân công thành viên thực hiện tạo hình các nhân vật, tạo hình ảnh cho cảnh nền. Đối với tạo hình nhân vật, GV hướng dẫn HS trong nhóm biểu đạt từ thế, dáng vẻ, động tác của hoạt động bằng ngôn ngữ cơ thể, giúp HS dung rõ hơn để vẽ và xẻ, dán (vận dụng bước 1 của hoạt động “Cùng nhau về" theo tinh thần Dự án SAEPS).

+ Thảo luận, thống nhất sắp xếp các nhân vật chính, chi tiết phụ khác trên cảnh nền và hoàn thành sản phẩm.

GV gợi mở HS tham khảo một số cách thực hiện dưới đây:

+ Vận dụng các bước thực hành ở mục trên

+ Vận dụng, tham khảo các cách thực hiện dưới đây:

Bước 1: Thảo luận, lên kế hoạch sắp xếp các mảng hình của toàn bộ bức tranh.

Bước 2: Dùng bút chỉ vẽ phác hình các mảng lớn (nhân vật, cây, nhà).

Bước 3: Xé giấy màu theo các mảng hình đã vẽ phác, dán các hình hoàn thiện bức tranh.

- GV khuyến khích HS ghép nhân vật do mình sáng tạo vào cảnh nền và kể câu chuyện của mình. Như vậy, cùng một cảnh nền có nhiều câu chuyện, tuỳ vào sự sáng tạo của HS.

Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ

a. Mục tiêu: Chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm

b. Cách thức tiến hành

- Tuỳ vào không gian lớp học, GV hướng dẫn HS sử dụng bảng và giả vẽ hoặc sử dụng dây thép để treo bức tranh, kết hợp trưng bày với trình chiều.

- GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm. Tuỳ vào khả năng liên tưởng, kể chuyện và thời lượng dành cho nội dung hoạt động mà định hưởng HS kể câu chuyện của nhóm mình, kết hợp giới thiệu sản phẩm với thuyết trình, biểu đạt ngôn ngữ cơ thể, diễn kịch

- Tổ chức HS trao đổi, chia sẻ và nhận xét các sản phẩm: GV tham khảo một số gợi ý sau:

+ Vận dụng một số gợi ý trong SGK.

+ Nhóm em đã tạo sản phẩm bằng cách nào, sử dụng những vật liệu, hoa phẩm gì

+ Nhóm em sử dụng những hình thức tạo hình nào (vẽ, nặn, in, xé, dán).

+ Nhóm em thích nhất sản phẩm và câu chuyện của nhóm nào?

+ Em thích hình ảnh nhân vật cảnh nền nào ở sản phẩm của nhóm em nhóm bạn?

+ Câu chuyện của nhóm em/nhóm bạn giúp em có suy nghĩ gì về cuộc sống xung quanh?

- Dựa trên sự trao đổi, chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo sản phẩm từ các chất liệu đa dạng; đồng thời liên hệ với thực tiễn, gợi mở HS liên tưởng đến cách kể chuyện hấp dẫn hơn.

LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS: kể thêm các hoạt động em muốn làm trong ngày nghỉ của em

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ

- GV bổ sung, nhận xét câu trả lời của HS.

VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Sáng tạo bức tranh một ngày của em bằng cách nào khác

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ phần Vận dụng (tr.76) và gợi mở HS nhận ra kết hợp: in, nặn, vẽ trong cùng một sản phẩm. GV gợi mở HS chia sẻ thêm ý tưởng muốn thực hành tạo sản phẩm cá nhân.

- GV sử dụng câu chốt cuối bài trong SGK để gợi nhắc HS

- GV nhắc HS: Xem trước Bài 17 và chuẩn bị đồ dùng, sản phẩm đã làm theo hướng dẫn của SGV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh SGK

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời câu hỏi

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

- HS quan sát, trao đổi, trả lời câu hỏi trong SGK:

Hai bức tranh thể hiện hoạt động: Đi học và chơi bóng đá, đây là 2 hoạt động gần gũi với các bạn nhỏ.

 

 

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tìm hiểu cách thực hành

 

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm

 

 

 

 

 

- Học sinh thực hành.

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, chia sẻ và nhận xét các sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, chia sẻ trong nhóm

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời tại chỗ

 

 

- HS lắng nghe y kiến các bạn khác trong lớp

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh minh hoạ phần Vận dụng

 

 

- HS trưng bày sản phẩm cá nhân

 

 

 

 

- HS  chú y GV dặn dò

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 2 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác