Soạn giáo án mĩ thuật 2 cánh diều Bài 12: Làm quen với nhịp điệu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 2 Bài 12: Làm quen với nhịp điệu sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

CHỦ ĐỀ  6: NHỊP ĐIỆU VUI

BÀI 12: LÀM QUEN VỚI NHỊP ĐIỆU

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trách nhiệm, bồi dưỡng đức tính trung thực, lòng nhân ái được biểu hiện như: nêu ý kiến nhận xét, bày tỏ cảm xúc theo cảm nhận của cả nhân và tôn trọng sản phẩm sáng tạo của bạn bè nhóm bạn và người khác.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù; phát triển năng lực tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề, được biểu hiện như: biết xác định vị trí sắp xếp các chấm, nét để tạo nhịp điệu đơn giản trên sản phẩm và thống nhất với bạn để tạo các hình ảnh có kích thước tương đương nhau cho sản phẩm nhóm.

- Năng lực mĩ thuật:

+ Nhận biết được biểu hiện của nhịp điệu qua đường lượn nhịp nhàng trên một số hình ảnh quan sát. Bước đầu tìm hiểu, làm quen với sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có biểu hiện của nhịp điệu.

Bước đầu biết sắp xếp chẩm, nét tạo được đường lượn nhịp nhàng (là biểu hiện của nhịp điệu đơn giản) trên sản phẩm và trao đổi, chia sẻ trong thực hành. Trưng bày, giới thiệu và chia sẽ được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

  1. Phẩm chất
  2. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
  3. Học sinh: SGK, Vở thực hành, giấy màu, màu vẽ, bút lông, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, bìa giấy,... dùng vật liệu sẵn có dùng để làm chấm, nét
  4. Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, giấy màu, kéo, bút chỉ, hình ảnh minh hoạ liên quan nội dung bài học và vật liệu sẵn có sử dụng làm chấm, nét; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị đồ dùng, bài học của HS.

- Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ:

GV tổ chức HS hoạt động nhóm thông qua trò chơi “Ai nhanh tay thời gian khoảng 3 – 4 phút. GV chuẩn bị một số tờ giấy có chấm sẵn một số đường lượn, một số loại chấm (giấy màu, cúc, hạt đậu,...), nét (que tính, que tre,...).

- Nhiệm vụ: Mỗi nhóm sắp xếp các chấm, nét theo đường chấm trên giấy và miêu tả đường lượn nhóm vừa xếp được.

- GV dựa trên sản phẩm của các nhóm và gợi mở vào bài học.

- GV kích thích HS chú ý vào hoạt động tiếp theo.

II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ

Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết

a. Mục tiêu: Quan sát hình và tìm đường lượn nhịp nhàng

b. Cách thức tiến hành:

* Nhận biết biểu hiện của nhịp điệu

GV tổ chức HS quan sát hình ảnh trong SGK, yêu cầu HS thảo luận (theo cặp hoặc nhóm nhỏ). Nội dung thảo luận trả lời câu hỏi (tr.56)

- GV gợi mở rõ hơn: Chỉ ra đường lượn nhịp nhàng ở mỗi hình ảnh theo cảm nhận.

GV tóm lược, nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu rõ hơn

* Nhịp điệu trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật

- GV kích thích khả năng nhận biết của HS và gợi mở, giới thiệu đường lượn biểu hiện của nhịp điệu ở mỗi sản phẩm, tác phẩm (GV cần chi trực tiếp trên hình ảnh để HS nhận biết rõ hơn):

- GV liên hệ thực tế nên kết hợp hình ảnh trực quan. Ví dụ: Hình ảnh thiên nhiên: dãy núi, sóng biển, đàn cá bơi.

- Hình ảnh trong cuộc sống: lan can ban công ở các khu nhà tập thể, chung cư, tưởng hoa trang trí...

- GV tóm tắt Hoạt động 2.1 (sử dụng hình ảnh trực quan): trong thiên nhiên, trong cuộc sống có nhiều hình ảnh biểu hiện nhịp điệu

- GV sử dụng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, để kích thích HS mong muốn thực hành sáng tạo. Ví dụ: Các em có muốn sắp xếp chấm, nét tạo nhịp điệu của để tạo cho mình sản phẩm mĩ thuật theo ý thích? Em sẽ tạo hình sản phẩm mĩ thuật gì?

Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo

a. Mục tiêu: Sáng tạo ra nhịp điệu của chấm và nét bằng các cách khác nhau

b. Cách thức tiến hành

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách thực hành (tr.57)

- GV tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát hình minh hoạ trong SGK hoặc trên màn hình máy chiếu, trao đổi và nêu thứ tự các bước thực hành tạo nhịp điệu của chấm, nét. GV gợi mở HS cách thực hiện:

 + Tạo nhịp điệu bằng cách xếp chấm, trên nguyên tắc tạo sự lặp lại theo quy luật và khi nối các chấm sẽ tạo ra đường lượn, nguyên liệu giấy màu (hoặc các loại hạt đậu, cúc áo...).

+ Xếp chấm tạo nhịp điệu như các hình minh hoạ trong SGK (tr.57).

- GV hướng dẫn HS cách xếp chấm sao cho khi nổi các chấm tạo thành đường lượn sóng nhịp nhàng hinh sản.

+ Tạo nhịp điệu của nét bằng cách xếp hình, nguyên liệu là que tính hoặc que kem, que tre.

+ Xếp nét tạo nhịp điệu như các hình minh hoạ trong SGK (tr.57).

- GV hướng dẫn HS cách xếp nét trên nguyên tắc tạo sự lặp lại theo quy luật và có đường lượn

* Tổ chức HS thực hành và gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận HS thực hành cá nhân và trao đổi, chia sẻ:

+ GV giao nhiệm vụ cho HS: Sắp xếp chấm, nét lặp lại để tạo đường lượn có nhịp điệu (trong Vở thực hành hoặc trên giấy A4, bìa giấy, bảng,...).

+ GV gợi mở HS: Sử dụng vật liệu sẵn có như: giấy, que tre, que tính, que diêm ông hút, làm nét; giấy, nam châm, hạt đậu, khuy áo,... làm chấm và gắn/dán bằng Tổ dân hoặc băng dính/băng keo.....

GV lưu ý HS. Nếu tạo chấm, nét hoặc hình cắt giấy, cắt ống hút cần tạo kích thước phù hợp với khuôn khổ Vở thực hành hoặc giấy, bảng... 

+ GV gợi mở HS trao đổi, chia sẻ trong thực hành. Vi dụ nội dung trao đổi như: lựa chọn chất liệu, màu sắc, cách sắp xếp lặp lại...

- HS tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ (tuỳ số lượng thành viên của mỗi nhóm để hướng dẫn HS tạo sản phẩm nhóm trên khổ giấy A3 hoặc A2...).

+ GV giao nhiệm vụ cho nhóm HS: Sử dụng giấy xé tạo chấm, nét hoặc hình ảnh yêu thích (con vật, hoa, quả, đồ vật,...) và sắp xếp, dán tạo đường lượn có nhịp điệu theo ý thích trên sản phẩm nhóm.

+ GV gợi mở nhóm HS: chọn nội dung sắp xếp là các chấm hoặc nét, hình ảnh. Các hình ảnh là con vật (cá, cua, mèo, gà, chim, thỏ,...); hoa (nhiều cánh hoa, ít cánh hoa, cánh hoa tròn, cánh hoa nhọn,...); quả (dạng tròn, dài,...)

+ GV tham khảo hướng dẫn nhóm HS thực hiện như sau:

• Thảo luận, thống nhất nội dung chủ đề của sản phẩm (con vật, hoa quả, đồ vật...)

• Phân công cá nhân tạo hình ảnh đơn lẻ và thực hiện bằng cách: vẽ tạo hình ảnh bằng nét, cắt hoặc xé theo nét vẽ để có hình ảnh rời, vẽ thêm chấm, nét tạo các chi tiết và trang trí cho sản phẩm. phân công nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ như: nhóm tạo hình sản phẩm đơn lẻ, nhóm tạo nền cho bức tranh.

• Thảo luận, thống nhất cách sắp xếp các hình ảnh để khi nổi các hình ảnh tạo đường lượn có tạo nhịp điệu. (Ví dụ: hình sin/hình sóng nước, vòng cung, ô van,... kiểu ngang, dọc/đứng, xiên,...). tạo thêm chi tiết khác cho sản phẩm nhóm.

+ GV giới thiệu cách tạo sản phẩm như hình minh hoạ: sắp xếp các con cá nổi nhau tạo thành đường lượn nhịp nhưng trên nên giống như mặt nước biển màu xanh nhạt và hình sóng nước màu xanh đậm (tr.58)

Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ

a. Mục tiêu: Cảm nhận, chia sẻ về sản phẩm của mình và các bạn khác

b. Cách thức tiến hành

- Tuỳ vào không gian lớp học, GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm. Ví dụ: Sử dụng bảng để dán, sử dụng mặt bàn học để trưng bày sản phẩm, sử dụng dây, dùng kẹp để trưng bày sản phẩm xung quanh lớp học...

- GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ, nhận xét dựa trên gợi ý trong SGK và tham khảo một số gợi ý sau:

+ Sản phẩm của em/nhóm em có gì khác với sản phẩm của các bạn/các nhóm khác (kiểu đường lượn/màu sắc)

+ Để tạo thành sản phẩm của nhóm, em và các bạn đã làm như thế nào?

- Dựa trên sự trao đổi, chia sẻ của HS, GV đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành tạo sản phẩm..

LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

Cách tiến hành: GV yêu cầu HS: vẽ bức vườn hoa nhỏ của em

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS.

VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS tự tạo ra sản phẩm theo y‎ thích

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK (tr.59), gợi mở HS nhận ra sắp xếp các hình ảnh, màu sắc để tạo đường lượn có nhịp điệu trên sản phẩm bằng cách vẽ, xé dán và chia sẽ cảm nhận.

- GV nên chỉ trực tiếp về biểu hiện của đường lượn có nhịp điệu từ các hình ảnh, màu sắc thể hiện trên sản phẩm để HS nhận biết rõ hơn.

- Tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình ảnh cầu Rồng (Đà Nẵng): Có thiết kế hình một con rồng màu vàng. Các khúc lượn nhịp nhàng được lặp lại một cách đều đặn từ phần đầu đến phần đuôi của con rồng

+ Hình toà nhà có lan can: Lan can trang trí, ngăn cách các tầng của toà nhà tạo thành các đường lượn so le nhau.

+ Hình khuông nhạc có các nhịp cố định: 2/4, 3/4... vị trí của các nốt nhạc tạo  thành đường lượn (giai điệu âm thanh).

 

- HS trả lời:

+ Vải thổ cẩm: Nhịp điệu được thể hiện trong những hoạ tiết thêu trên vải thổ cẩm (những hình thoi nối với nhau thành nhịp ngang, những nét xoắn ốc kết hợp với nhau tạo thành nhịp lượn sóng).

+ Tranh khắc gỗ “Sóng lừng ngoài khơi Ka-na-ga-oa" của hoa sĩ Hô-cư-sai, ông là hoạ sĩ tranh khắc gỗ nổi tiếng người Nhật Bản: Những sóng nước nhấp nhô cao thấp lên xuống giống như đường lượn là biểu hiện của nhịp điệu trên bức tranh. GV gợi mở HS nhớ về những gì đã nhìn thấy, quan sát các hình ảnh, đồ vật, đồ dùng,... xung quanh và giới thiệu chi tiết hình ảnh có biểu hiện nhịp điệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm

 

 

 

 

- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành cá nhân và trao đổi, chia sẻ

 

 

 

- Học sinh thực hành.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn

 

 

 

 

 

 

- HS trao đổi, chia sẻ trong thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nhận xét

 

 

 

- HS chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn cách làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm

 

 

- HS trao đổi, chia sẻ, nhận xét dựa trên gợi ý trong SGK

 

 

 

 

 

- HS chú y lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

 

 

 

- HS trưng bày sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK

 

 

 

- HS quan sát và nhận xét

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 2 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác