Soạn giáo án mĩ thuật 2 cánh diều Bài 13: Chiếc bánh sinh nhật (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 2 Bài 13: Chiếc bánh sinh nhật (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 13: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
- Sử dụng được chấm, nét để sắp xếp, tạo chịp điệu trên sản phẩm có dạng khối cơ bản
- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm chiếc bánh sinh nhật
- Năng lực:
- Năng lực chung:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, được biểu hiện như: biết vận dụng một số kĩ năng tạo hình với đất nặn như lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo hình và trang trí sản phẩm chiếc bánh sinh nhật.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nếu được hình dạng của chiếc bánh sinh nhật và cách tạo hình, sắp xếp chăm nét tạo nhịp điệu trên chiếc bánh sinh nhật có dạng khối cơ bản.
+ Tạo được sản phẩm chiếc bánh sinh nhật có dạng khối cơ bản và sử dụng được chấm, nét để sắp xếp tạo nhịp điệu trên sản phẩm. Biết trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
+ Trưng bày, giới thiệu, chia sẽ được cảm nhận về sản phẩm. Bước đầu nhận ra có nhiều cách sắp xếp châm, nét tạo nhịp điệu để trang trí, tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm chiếc bánh sinh nhật.
- Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: chăm chỉ, trung thực,... phù hợp với một số biểu hiện như đã nêu ở Mục I, Phần mặt của SGV; trong đó, góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, được biểu hiện như: giữ vệ sinh cho bản thân và lớp học trong thực hành với đất nặn tôn trọng ý tưởng tạo hình và cách sử dụng màu sắc, chấm nét để trang tri sản phẩm chiếc bánh sinh nhật của bạn bè và người khác, có ý thức quan tâm đến sinh nhật của người thân và bạn bè.
- CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
- Học sinh: SGK, đất nặn và bộ công cụ thực hành với đất nặn.
- Giáo viên: SGK, SGV, đất nặn và bộ công cụ thực hành với đất nặn, hình ảnh minh hoạ liên quan nội dung bài học, máy tính, máy chiếu hoặc tỉ vi (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
I. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị đồ dùng, bài học của HS. - Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ: Gợi mở HS chia sẻ mong muốn về món quà được tặng trong ngày sinh nhật của mình (hoặc món quà mình sẽ tặng nhân dịp sinh nhật người thân). Lưu ý: Món quà có dạng hình, khối cơ bản. GV gợi mở HS kể tên và giới thiệu đặc điểm của một số hình, khối cơ bản (hình tròn, vuông, tam giác khối lập phương, khối trụ, khối chữ nhật, khối cầu). GV tóm lược ý kiến của HS, liên hệ giới thiệu bài học. “Ở bài học này chúng mình cũng tạo hình bánh sinh nhật và sử dụng chấm, nét để trang trí, tạo nhịp điệu” II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Quan sát những chi tiết, tạo nhịp điệu trên mỗi chiếc bánh b. Cách thức tiến hành: * Sử dụng hình một số chiếc bánh (tr.60) - GV tổ chức HS quan sát hình ảnh trong SGK và giao nhiệm vụ: Trao đổi, giới thiệu chi tiết lặp lại tạo nhịp điệu trên mỗi chiếc bánh theo cảm nhận. GV nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu, gợi mở giúp HS nhận ra một số chi tiết giống chấm, nét, hình được sắp xếp tạo biểu hiện của nhịp điệu trên mỗi chiếc bánh. * GV nên sử dụng hình chiếc bánh (tr.61, 62) hoặc hình ảnh sưu tầm (nếu có) GV giúp HS nhận ra những chi tiết giống chấm, nét và màu sắc được sắp xếp tạo nhịp điệu trang trí trên mỗi chiếc bánh. - GV sử dụng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, để kích thích HS hứng thú với thực hành. Ví dụ: Các em có muốn sáng tạo bánh sinh nhật và trang trí có nhịp điệu từ chấm, nét để làm đẹp hơn cho sản phẩm chiếc bánh Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo a. Mục tiêu: HS biết được một số cách tạo hình và trang trí bánh sinh nhật b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức HS quan sát và giao nhiệm vụ: trao đổi, chia sở, gợi mở HS nêu hình dạng, cách tạo hình mỗi chiếc bánh và trang trí tạo nhịp điệu
- GV nhận xét ý kiến của HS và giới thiệu, hướng dẫn HS cách thực hành dựa trên các hình minh hoạ, kết hợp thị phạm, giải thích: * Dùng đất nặn để tạo hình và trang trí bánh có dạng khối trụ Bước 1: Tạo thân bánh Bước 2: Tạo chi tiết giống chấm, nét để trang trí Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm * Dùng đất nặn để tạo hình và trang trí hình có dụng khối tam giác. Tương tự như cách tạo hình và trang trí bánh linh khối trụ Bước 1: Tạo thân bánh. Sử dụng một số thao tác như: về tròn, lần đọc, ấn dẹt, cất... tạo hình khối tam giác theo ý thích. Bước 2: Tạo chi tiết giống chấm, nét để trang trí Tham khảo bước 2 trong tạo sản phẩm bánh sinh nhật hình khối trụ Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm Sắp xếp các chi tiết tạo nhịp điệu để trang trí bề mặt trên và phân thân của chiếc bánh. - GV nhắc HS (nên kết hợp hình ảnh trực quan): + sử dụng vật liệu sẵn có dạng khối để làm thân bánh. (Ví dụ: bánh hình tam giác sử dụng xốp màu trắng làm thân bánh). + Cán đất mỏng (không nên mỏng quá) để bao quanh thân và gắn lên mặt trên của hình khối trụ. + Sắp xếp chấm, nét trên nguyên tắc tạo sự lặp lại theo quy luật để tạo đường lượn có nhịp điệu. + Sử dụng màu sắc khác nhau để tạo sản phẩm chiếc bánh (thân bánh, mặt trên của bánh và các chi tiết trang trí) và cần có màu đậm, màu nhạt để sản phẩm hấp dẫn hơn. + Tuy khả năng của HS để gợi mở HS trang trí toàn bộ phần thân và mặt trên của bánh hoặc chỉ trang trí mặt trên của bánh. * Tổ chức HS thực hành, kết hợp trao đổi, chia sẻ cảm nhận. GV tổ chức HS tạo sản phẩm cá nhân hoặc tạo sản phẩm nhóm và tham khảo gợi ý dưới đây: - HS tạo sản phẩm cá nhân và trao đổi, chia sẻ: + GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành: Sử dụng đất nặn (kết hợp vật liệu sẵn có dạng khối) để tạo hình bánh có dạng khối theo ý thích và tạo các chi tiết để sắp xếp có nhịp điệu trang trí cho chiếc bánh + GV gợi mở HS tham khảo hình một số sản phẩm giới thiệu trong SGK (t.61, 62) và Võ thực hành, giúp HS lựa chọn hình khối cho sản phẩm và cách trang trí - GV nhắc HS quan sát các bạn thực hành và gợi mở nội dung HS trao đổi, chia sẻ trong thực hành. Ví dụ: hình dạng của chiếc bánh, màu sắc của thân bánh và các chi tiết trang trí, đường lượn thể hiện nhịp điệu như thế nào trên chiếc bánh của mình, của bạn, tặng bánh cho ai?... HS tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ: + Thống nhất hình dạng của chiếc bánh (khối trụ, lập phương, chữ nhật). + Thống nhất màu sắc của chiếc bánh hoặc màu của thân, của bề mặt bánh và các màu đất để tạo chấm, nét trang trí. + Phân công thành viên tạo phần thân, tạo chấm, nét, hình... để trang trí. + Sắp xếp các chi tiết (chấm, nét,..) lặp lại theo các cách khác nhau và thống nhất chọn một cách để gắn lên thân, bề mặt bánh tạo nhịp điệu trang trí trên sản phẩm chiếc bánh. + tạo thêm chi tiết như: nến, cở, hoa,... ở sản phẩm. - Đặt tên cho sản phẩm và chuẩn bị lời giới thiệu, chia sẻ ý tưởng tặng sản phẩm cho ai? Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ a. Mục tiêu: HS chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm của bản thân và các bạn khác b. Cách thức tiến hành - Tuỳ vào không gian lớp học, GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm. Ví dụ: Sử dụng mặt bàn học để trưng bày sản phẩm với hình thức cửa hàng bán bánh, hoặc kết hợp với nến gợi khung cảnh một buổi lễ sinh nhật,... - GV tổ chức HS quan sát toàn bộ và lần lượt các sản phẩm, gợi mở HS trao đổi, chia sẻ dựa trên một số gợi ý trong SGK và thực tế sản phẩm của HS. Ví dụ: + Em thích sản phẩm của bạn nào nhóm nào? + Sản phẩm của em/nhóm em có gì khác với sản phẩm của các bạn/nhóm bạn về hình khối, nhịp điệu, màu sắc... GV tóm lược các ý kiến chia sẻ, nhận xét của HS, kết hợp đánh giá kết quả thực hành, ý thức học tập, gợi mở HS ý tưởng tạo sản phẩm khác hoặc cách trang trí bằng cách sắp xếp chấm, nét, hình, màu tạo nhịp điệu với hình thức tạo hình như vẽ, in LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Sáng tạo bánh sinh nhật bằng nhiều cách b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ SGK và gợi mở HS chia sẻ cảm nhận về nhịp điệu trên mỗi sản phẩm và cách tạo sản phẩm từ hình thức về kết hợp cắt dán. - GV giới thiệu rõ hơn mỗi hình ảnh sản phẩm: Sản phẩm “Ba ngọn nến” của Hồng Minh: - GV tổng kết bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo |
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- HS trả lời: + Bánh hình con khủng long: Các hình tam giác màu cam gắn trên lưng con khủng long tạo thành một đường lượn uyển chuyển hình vòng cung + Bánh hình vuông: Sử dụng socola màu trắng tạo nét lượn sóng trang trí xung quanh bề mặt của bánh tạo thành đường lượn có nhịp điệu lên xuống nhịp nhàng Mảng socola đen chảy xuống ở cạnh đứng của chiếc bánh tạo thành nhịp điệu đều đặn hoặc đường lượn dài, ngắn nhịp nhàng + Bánh các quả bóng: Mỗi quả bóng là một chấm to được lặp lại trên mặt để bánh. Tương tự, những chấm đen trên quả bóng là những chấm nhỏ tạo thành một nhịp điệu vui mắt
- HS quan sát hình ảnh trong SGK
- HS quan sát GV hướng dẫn
- HS chú y, lắng nghe GV hướng dẫn
- HS thực hành, kết hợp trao đổi, chia sẻ cảm nhận
- HS tạo sản phẩm cá nhân và trao đổi, chia sẻ
- HS quan sát các bạn thực hành và gợi mở nội dung HS trao đổi, chia sẻ trong thực hành
- HS tạo sản phẩm nhóm và trao đổi, chia sẻ
- HS trưng bày sản phẩm
- HS trao đổi, chia sẻ dựa trên một số gợi ý trong SGK
- HS quan sát hình ảnh minh hoạ SGK
- HS chú y lắng nghe
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 2 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác