Soạn giáo án mĩ thuật 2 cánh diều Bài 11: Phương tiện giao thông (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án mĩ thuật 2 Bài 11: Phương tiện giao thông (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 11: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
- Sử dụng được khối cơ bản lặp lại để tạo sản phẩm phương tiện giao thông theo y thích
- Chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm
- Năng lực:
- Năng lực chung:
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù, phát triển năng lực tự học, tính toán, giải quyết vấn đề và sáng tạo, được biểu hiện như: chủ động chuẩn bị vật liệu dạng khối; biết vận dụng đơn vị đo độ dài để ước lượng kích thước và các bộ phận của sản phẩm phương tiện giao thông; biết lựa chọn vật liệu phù hợp với hình dáng của phương tiện giao thông được sử dụng làm hình mẫu để thực hành
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nhận biết được đặc điểm của một số phương tiện giao thông quen thuộc và cách tạo hình sản phẩm, liên hệ được một số bộ phận chính của phương tiện với các khối cơ bản.
+ Tạo được sản phẩm phương tiện giao thông theo ý thích từ vật liệu dạng khối cơ bản lặp lại biết trao đổi, chia sẻ trong thực hành, sáng tạo.
+ Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm; biết liên hệ ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ vật trang trí
- Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS một số phẩm chất chủ yếu như: lòng nhân ái, tính trung thực, bồi dưỡng tính kiên trì, ý thức trách nhiệm được biểu hiện như: khéo léo thực hiện một số thao tác thực hành đề sản phẩm đẹp hơn; biết liên hệ sản phẩm thực hành với việc tuân thủ thực hiện các quy định về an toàn khi tham gia giao thông
- CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN
- Học sinh: SGK, Vở thực hành, vật liệu dạng khối, giấy màu, giấy bìa carton, bút chì, sợi dây, tấy chi (gồm), băng dính/hồ dán, kéo
- Giáo viên: SGK, SGV, Vở thực hành, vật liệu dạng khối, giấy màu, kéo, bút chi, băng dính/hồ dán, sản phẩm mĩ thuật, hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu, ti vi (nếu có)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
I. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vài bài mới b. Cách thức tiến hành: - Kiểm tra sĩ số và việc chuẩn bị đồ dùng, bài học của HS. - Tổ chức hoạt động khởi động, giới thiệu bài. Ví dụ: GV nêu vấn đề dựa trên cách sử dụng mô hình phương tiện giao thông làm từ đồ vật, vật liệu đã qua sử dụng có dạng khối, GV thị phạm, trực quan sản phẩm, kết hợp gợi mở HS nêu tên phương tiện giao thông, mô hình phương tiện giao thông được làm từ vật liệu dạng khối nào, khối nào được lặp lại ở trên môi hình..., từ đó liên kết giới thiệu nội dung bài học. “Một số phương tiện giao thông có các bộ phận chính có các dạng hình, khối cơ bản. Ở bài học này, chúng mình sẽ tạo sản phẩm về phương tiện giao thông bằng sự lặp lại của khối cơ bản” II. NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết a. Mục tiêu: Biết được các dạng hình, khối của bộ phận chính của phương tiện giao thông b. Cách thức tiến hành: * Sử dụng hình ảnh ô tô, tàu hoả, các hình khối (tr.51) - GV hướng dẫn HS quan sát, khám phá và yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. - GV gợi mở rõ hơn: + Nêu tên của mỗi phương tiện. + Chiếc ô tô gồm có những bộ phận nào? (đầu xe, thân xe, bánh xe, ...) + Chiếc tàu hoả gồm có những bộ phận nào? + Bộ phận đó giống với khối cơ bản nào? (vuông (lập phương), trụ, chữ nhật? - GV sử dụng thêm hình ảnh phương tiện giao thông khác cho HS quan sát, tìm hiểu, giúp HS thấy được hình dạng khác nhau của các phương tiện giao thông và liên hệ với hình khối cơ bản. - GV kết hợp chia sẻ của HS, giới thiệu một số thông tin về mỗi hình ảnh và gợi nhắc HS: + Có nhiều phương tiện giao thông khác nhau. + Một số bộ phận của phương tiện giao thông có hình dạng giống với hình, khối cơ bản. * Sử dụng hình ảnh sản phẩm phương tiện giao thông (tr.52) - GV tổ chức HS quan sát, trao đổi và gợi mở HS: + Nêu tên mỗi sản phẩm phương tiện giao thông + Hình khối dạng cơ bản nào được sắp xếp lặp lại ở mỗi sản phẩm. + Các sản phẩm được làm từ những vật liệu nào? - GV nhận xét phần trả lời của HS và tổng kết Hoạt động 2.1. Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo a. Mục tiêu: Sáng tạo sản phẩm về phương tiện giao thông b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cá nhân * Hướng dẫn cách tạo sản phẩm phương tiện giao thông từ vật liệu dạng khỏi lặp lại (tr.52, 53) GV hướng dẫn HS quan sát và gợi mở HS đưa ra ý tưởng ban đầu về thực hành tạo sản phẩm. - GV nhận xét ý kiến của HS và kết hợp hướng dẫn, thị phạm minh hoạ thực hành tạo sản phẩm và gợi mở, tương tác với HS: + Tạo sản phẩm đoàn tàu hoả (tr.52): GV hướng dẫn, gợi mở HS thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị Vật liệu đã qua sử dụng dạng khối trụ hoặc khối lập phương, khối chữ nhật tử lõi giấy vệ sinh hoặc vỏ hộp giấy,... Sử dụng giấy màu theo ý thích để tạo màu sơn cho các toa tàu. Dùng nắp chai nhựa hoặc cắt giấy bìa carton làm bánh xe GV khuyến khích HS chọn vật liệu, màu sắc vật liệu theo ý thích. Tiếp theo, GV hướng dẫn, thị phạm minh hoạ dựa trên các hình minh hoạ trong SGK, kết hợp gợi mở, tương tác với HS Bước 2: Tạo toa tàu, bánh xe Bước 3. Tao đầu tàu và nối các toa thành đoàn tàu - Tạo ống khói - Tạo buồng lái: - Ghép, nối đầu tàu với các toa tàu bằng cách dán nối các đoạn/sợi dây chỉ hoặc dây dù sợi len, sợi đay... hoặc miếng giấy nhỏ,... + Đính các bánh xe đã tạo được vào nửa dưới của đầu tàu và các toa tàu (mỗi toa 4 bánh). Đoàn tàu đã hoàn thành. Bước 4: Sử dụng giấy màu (hoặc giấy trắng, giấy báo,...) và vẽ, cắt tạo các chỉ tiết như hình vuông, chữ nhật, làm cửa sổ cho đầu tàu và các toa * Tạo sản phẩm ô tô tải (tr.53). GV hướng dẫn, gợi mở HS thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị: Vật liệu làm các bộ phận chính của xe Bước 2: Tạo thùng xe, đầu xe, buồng lái và bánh xe Bước 3: Lắp ghép các bộ phận để tạo sản phẩm Bước 4: Tạo thêm chi tiết cho sản phẩm (tuỳ khả năng của HS) - GV giới thiệu thêm một số hình sản phẩm hoặc sản phẩm nguyên mẫu (của HS lớp trước), giúp HS biết được tạo hình phương tiện giao thông từ vật liệu khối lặp lại bằng nhiều cách khác nhau. - GV gợi mở HS chia sẻ ý tưởng tạo sản phẩm. Ví dụ: Lựa chọn vật liệu, cách tạo sản phẩm, sắp xếp khối lặp lại... * Tổ chức HS thực hành, sáng tạo và tập thảo luận, trao đổi GV chọn cách tổ chức HS thực hành dựa trên gợi ý sau: - HS tạo sản phẩm cá nhân và trao đổi, chia sẻ trong thực hành: + GV giao nhiệm vụ cho HS; Sử dụng vật liệu hình, khối lặp lại để thực hành tạo sản phẩm về phương tiện giao thông theo ý thích. + Gọi mời HS: Tham khảo cách thực hành và hình ảnh sản phẩm trong SGK, hình ảnh sản phẩm trong Vở thực hành. Bước 2: Hoạt động theo nhóm - HS cùng tạo sản phẩm nhóm: + Số lượng thành viên trong nhóm: Nên từ 3 – 4 HS để phối hợp thực hiện thuận lợi hơn. + GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Nội dung nhiệm vụ tương tự như nhiệm vụ cá nhân ở trên. + GV hướng dẫn HS thực hiện Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ a. Mục tiêu: Chia sẻ, cảm nhận về các sản phẩm của các bạn khác b. Cách thức tiến hành - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm: Sản phẩm của HS là sản phẩm 3D, GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm trên bản, bục để dễ đi xung quanh quan sát. - Tổ chức HS nhận xét, chia sẻ cảm nhận, GV có thể + Tham khảo, sử dụng các gợi ý (tr.53) + Căn cứ vào quá trình thực hành, thảo luận và sản phẩm cụ thể của HS để gợi ý nội dung HS trao đổi, thảo luận, nhận xét, tập trung vào mục tiêu bài học, hình thức thực hành và thời lượng phù hợp dành cho hoạt động và kĩ năng, tốc độ nói của HS. - Nhận xét, đánh giá: GV dựa vào sự trao đổi, chia sẻ của HS và sản phẩm của HS, để nhận xét (toàn lớp/từng nhóm từng cá nhân,...) và gợi mở HS nhớ lại hoạt động thực hành, thảo luận và liên hệ vận dụng sản phẩm LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Làm chiếc thuyền - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân, chia sẻ cảm nhận, nhận xét câu trả lời của HS. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS sáng tạo hình các PTGT bằng cách vẽ, nặn, tạo hình b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức HS quan sát hình ảnh minh hoạ phần Vận dụng (tr.54) hoặc sản phẩm phương tiện giao thông khác do GV chuẩn bị GV gợi mở HS nhận ra: + tạo sản phẩm phương tiện giao thông khác từ hình, khối lặp lại theo ý thích. + Sản phẩm phương tiện giao thông sáng tạo từ vật liệu dạng khối lặp lại dùng làm đồ chơi, trung bảy ở góc học tập... - Nếu thời lượng cho phép, GV giới thiệu thêm sản phẩm phương tiện giao thông khác hoặc hướng dẫn cách làm - GV tóm tắt nội dung chính của bài học nhận xét kết quả học - GV nhắc HS: Tìm hiểu Bài 12 và chuẩn bị đồ dùng, công cụ theo hướng dẫn ở mục Chuẩn bị. |
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS quan sát, tìm hiểu
- HS chú y lắng nghe
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình và chú y lắng nghe GV hướng dẫn
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra
- HS quan sát
- HS thực hành, sáng tạo và tập thảo luận, trao đổi
- HS tạo sản phẩm cá nhân và trao đổi, chia sẻ trong thực hành
- HS tạo sản phẩm nhóm
- HS trưng bày sản phẩm
- HS nhận xét, chia sẻ cảm nhận
- HS chú y lắng nghe
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trưng bày sản phẩm
- HS quan sát hình ảnh minh hoạ
- HS nghe GV gợi y
- HS thực hiện từng bước theo GV hướng dẫn
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Mĩ thuật 2 cánh diều
Tải giáo án:
THÔNG TIN GIÁO ÁN POWERPOINT:
Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
PHÍ GIÁO ÁN
1. Với toán, Tiếng Việt
- Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 450k/môn
2. Với các môn còn lại:
- Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 250k/môn
- Trọn bộ Word + PPT: 350k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
- Giáo án: word 500k - Powerpoint: 650k
- Trọn bộ word + PPT: 900k
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án