Soạn giáo án lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 4: nguồn gốc loài người
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 6 Bài 4: nguồn gốc loài người sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
:…/…/…
CHƯƠNG 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Mô tả được quá trình biến hóa từ vượn thành người trên trái đất.
- Xác định được dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
· Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
· Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường).
- Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to, một số mẫu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Trục thời gian về quá trình tiến hoá từ loài Vượn người thành Người tinh khôn trên thế giới và ở Việt Nam.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da như thế nào? Liệu họ có chung nguồn gốc hay không? Nếu có thì từ đâu mà ra?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:
Người châu Phi có màu da đen, người châu Á có màu da vàng, người châu Âu có màu da trắng. Họ có chung nguồn gốc.
- GV đặt vấn đề: Vậy cái nôi của người châu Phi, châu Âu, châu Á, cái nôi của tất cả con người ở đâu? Căn cứ vào các dấu tích, các nhà khoa học đã tìm ra quá trình tiến hóa từ loài vượn thành người. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, quá trình tiến hóa đó diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất, sớm nhất là khu vực Đông Phi. Để tìm hiểu kỹ hơn về những kiến thức này, ta cùng vào Bài 4: Nguồn gốc loài người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết nhận ra sự tương ứng của các dạng người trong quá trình tiến hóa với mốc thời gian trên trục thời gian.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1 Quá trình tiến hóa từ vượn thành người Sgk trang 17 và trả lời câu hỏi: + Dựa vào hình 1 và trục thời gian trang 16, em hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người đã trải qua các giai đoạn nào? + Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó.
- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS quan sát Hình 1 trang 17 và trả lời câu hỏi: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa các dạng người?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
- Có ba dạng người chính trong quá trình tiến hoá: + Vượn người tương ứng với niên đại 6 triệu năm đến 4 triệu năm cách ngày nay. + Người tối cổ tương ứng với niên đại 4 triệu năm đến 15 vạn năm cách ngày nay (thời kì Bầy người nguyên thuỷ). + Người tinh khôn tương ứng với niên đại 15 vạn năm đến 4 000 năm cách ngày nay (thời kì Công xã thị tộc. - So sánh sự khác nhau giữa các dạng người: + Hình ảnh Vượn người cho thấy loài vượn này có dáng hình người (ở đây là Vượn Phương Nam - tổ tiên chung của loài người và loài vượn hiện đại). Cơ thể của loài vượn cổ này được bao phủ bởi một lớp lông dày, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, bàn tay bước đầu được giải phóng dùng để cầm, nắm. Loài Vượn người này xuất hiện cách ngày nay khoảng 6 triệu năm. + Hình thứ 2 (từ trái sang) là hình ảnh mô phỏng cho các dạng Người tối cổ trong quá trình tiến hoá, có niên đại bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt của dạng người này tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có hai dạng người điển hình là Người vượn Gia-va tìm thấy trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) và Người vượn Bắc Kinh tìm thấy ở Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh, Trung Quốc). + Hình cuối cùng mô tả hình dáng của Người tỉnh khôn với cấu tạo cơ thể giống như chúng ta ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức