Soạn giáo án địa lí 6 kết nối tri thức Bài 6: trái đất trong hệ mặt trời
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 6 Bài 6: trái đất trong hệ mặt trời sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 6: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
· Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
· Mô tả được hình dạng kích thước của Trái Đất
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Quan sát các hiện tượng trong thực tế để biết được hình dạng Trái Đất
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
3. Phẩm chất
· Muốn tìm hiểu, yêu qúy và bảo vệ Trái Đất
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng Địa lí
· Một số công cụ địa lí học thường sử dụng như quả Địa cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,...
2. Đối với học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề:“Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có sự sống. Từ xa xưa con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất về hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất. Vậy những vấn đề đó được các nhà khoa học giải đáp như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay.”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
a. Mục tiêu:
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: ? Hệ Mặt Trời là gì? ? Hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần gì? + GV yêu cầu HS quan sát hình 1, có thể làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu về Trái Đất. - Sau khi HS biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, GV có thể đặt câu hỏi gợi mở ? Vậy khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Tìm hiểu về hệ mặt trời: + Hệ Mặt Trời là một hệ sao hành tinh, thiên thể có Mặt Trời ở trung tâm và là ngôi sao tự phát sáng + Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, là các thiên thể không tự phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời. Các hành tinh có hai chuyển động tự quay quanh mình và quay xung quanh Mặt Trời. · Tìm hiểu về TĐ: + Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời. + Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo chiều từ tây sang đồng (ngược chiều kim đồng hồ). + Kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác nhỏ, thuộc nhóm hành tinh đá (cùng với Thuỷ tinh, Kim tinh và Hoa tinh). - CH1: 1/ Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời. 2/ Ý nghĩa: Khoảng cách đó giúp cho Trái Đất nhận lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển |
Hoạt động 2: Hình dạng, kích thước của Trái Đất
a. Mục tiêu:
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV cho học sinh quan sát hình 2, 3 và trả lời câu hỏi ? Trái Đất có hình gì? ? Nêu đặc điểm của TĐ + GV thực hiện thí nghiệm chứng minh TĐ hình cầu. GV có thể làm thí nghiệm với 1 hình tròn cắt bằng giấy và lấy đèn pin soi chiều hình tròn đó lên mặt bàng, sẽ thấy hình chiếu là các đường thẳng, cạnh không tròn như trường hợp bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực vì vậy Trái Đất có dạng khối cầu. Sau đó, GV đưa quả Địa Cẩu (mô hình thu nhỏ của Trái Đất) để giới thiệu và cho HS quan sát. + GV đưa quả địa cầu để giới thiệu và cho HS quan sát. + Yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Đặc điểm: Hình cầu, có bánh kính xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2 - Ví dụ: + Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực + Hình ảnh con tàu ngày càng mất dần hay hiện ra trên biển lúc đi ra khơi hoặc vào bờ chuyến đi của Ma-gien-lăng vòng quanh Trái Đất + Ảnh Trái Đất chụp từ vệ tinh... |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức