Soạn giáo án địa lí 6 kết nối tri thức Bài 2: bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án địa lí 6 Bài 2: bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 2: BẢN ĐỒ. MỘT SỐ LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
· Hiểu được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đồ
· Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
· Nêu được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức
b. Năng lực:
- Năng lực chung: Liên hệ được với thực tế bản thân
- Năng lực riêng:
· Xác định được các phương hướng trên bản đồ
· So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
3. Phẩm chất
· Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
· Tôn trọng sự thật về hình dạng, phạm vi lãnh thổ của quốc gia và vùng lãnh thổ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
· Quả địa cầu
· Một số bản đồ giáo khoa treo tường thế giới được xây dựng theo một số phép chiếu khác nhau
· Phóng to hình 1 trong SGK
· Các bức ảnh vệ tinh, máy ảnh bay của một vùng đất nà đố để so sánh với bản đồ
2. Đối với học sinh: vở ghi, sgk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện: GV chiếu một số hình ảnh thể hiện bề mặt Trái Đất (ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, các mô hình, quả Địa cầu) và hỏi HS: “Những hình ảnh này có điểm chung là gì?” – HS trả lời
- GV trình bày vấn đề:
“ Những hình ảnh này đều thể hiện bề mặt Trái Đất. Vậy những hình ảnh có điểm gì giống và khác so với bản đồ và bản đồ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm bản đồ, nêu được vai trò của bản đồ trong học tập và cuộc sống
a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm bản đồ,
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV treo bản đồ thế giới, cho học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: ? Quan sát bản đồ Các nước Đông Nam Á và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển. + GV yêu cầu HS đọc sgk và trả lời câu hỏi mục 1 ?1Em hãy cho biết quả địa cầu và bản đồ có điểm gì giống và khác nhau ?2Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm + HS trả lời câu hỏi cá nhân (mục 1) + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 HS đại diện hai nhóm lên bảng trả lời câu hỏi. + GV gọi nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 1. Khái niệm bản đồ Nước ta tiếp giáp với các nước trên đất liền và trên biển: + Trên đất liền nước ta giáp: Trung Quốc, Lào, Campuchia. + Trên biển nước ta giáp 8 nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a. ?1/ Quả Địa Cầu và bản đồ có điểm giống nhau và khác nhau: · Giống: đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất theo một tỉ lệ nhất định · Khác: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy). Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng. ?2/ Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: · Xác định được vị trí địa lí một điếm nào đó trên mặt đất (toạ độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào,... · Dùng để chỉ đường. · Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,... · Dùng trong quân sự |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức