Siêu nhanh giải chủ đề 8 HĐTN 7 Cánh diều
Giải siêu nhanh chủ đề 8 HĐTN 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh HĐTN 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học HĐTN 7 Cánh diều phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 8. CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
Nghề ở địa phương
1. Xác định nghề ở địa phương
Câu 1: Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề nghiệp ở địa phương.
Giải rút gọn:
Gợi ý một số câu đố về nghề nghiệp:
Ai là người đến lớp/ Chăm chỉ sớm chiều/ Dạy bảo mọi điều/ Cho con khôn lớn.
Giải rút gọn: Giáo viên.
Thợ gì biển cạn, sông sâu đã từng
Giải rút gọn: Thợ lặn.
Chú mặc áo vàng/ Đứng ở ngã ba/ Trên mọi đường phố/ Chỉ lối xe đi.
Giải rút gọn: Cảnh sát giao thông.
Câu 2: Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.
Giải rút gọn:
Nhóm các nghề sản xuất, chế biến: Sản xuất rượu, bia; thuốc, vải; Chế biến các sản phẩm từ sữa, thuỷ hải sản, rau củ quả,…
Nhóm các nghề kinh doanh: Buôn bán, đầu tư chứng khoán, đất đai,…
Nhóm các nghề dịch vụ: Các nghề liên quan đến làm đẹp, Hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không,…
2. Đặc điểm một số nghề ở địa phương
Câu 1: Chọn một nghề cụ thể trong danh sách nghề ở địa phương đã lập để tìm hiểu đặc điểm thông quan bản mô tả nghề nghiệp.
Giải rút gọn:
Công việc đặc trưng | Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu | Trang thiết bị, dụng cụ lao động | Ghi chú |
Lính cứu hoả | Bất kể ngày đêm Nơi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ,… | Đồ bảo hộ, bình xịt chữa cháy,… | Giữ tinh thần tỉnh táo, bình tĩnh, khả năng ứng biến nhanh |
Bác sĩ | Bất kể ngày đêm Bệnh viện | Các dụng cụ y khoa | Khả năng ứng biến, tinh thần bình tĩnh, tỉnh táo |
Câu 2: Chia sẻ và nhận xét về cách mô tả nghề nghiệp.
Giải rút gọn:
Nhận xét: rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhận biết.
3. Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương
Câu 1: Lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề.
Giải rút gọn:
Ví dụ: Thợ xây.
Các nguy hiểm có thể xảy ra: bị thương bởi các thiết bị nguy hiểm (máy khoan, máy cưa,…), thường xuyên phải tiếp xúc hóa chất gây ảnh hưởng sức khỏe
Cách giữ an toàn: Tuân thủ các quy định an toàn lao động, thường xuyên kiểm tra các dụng cụ thiết bị và cẩn thận khi làm việc
Câu 2: Đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người.
Giải rút gọn:
Gợi ý:
Tên nghề | Nguy hiểm có thể gặp phải | Cách giữ an toàn khi lao động |
Lính cứu hoả | Bị bỏng | - Mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình dập tắt đám cháy. - Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tình huống nguy hiểm. |
Khu vực cứu hoả phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng |
4. Hùng biện: "Nếu em là lãnh đạo địa phương..."
Câu 1: Hùng biện theo nhóm về chủ đề:
Giải rút gọn:
Khởi nghiệp là quá trình đòi hỏi sự sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn và táo bạo, đây là những phẩm chất, ưu thế của thanh niên. Khởi nghiệp không nhất thiết là bắt đầu ngay với những điều lớn lao, mà nhiều khi là từ những trăn trở, những ý tưởng mới...để làm sao tìm tòi, sáng tạo mãnh liệt nhất. Để khuyến khích các tầng lớp thanh niên khởi nghiệp sáng tạo thì tại Điều 18 Luật Thanh niên năm 2020 có quy định trách nhiệm của nhà nước như sau
Nhà nước có chính sách khởi nghiệp về giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên; cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ; ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật.
Khởi nghiệp là một hành trình đầy khó khăn và thử thách, nhưng cũng vô cùng ý nghĩa và thú vị. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh tốt và sẵn sàng nỗ lực hết mình, thì hãy mạnh dạn khởi nghiệp. Bạn có thể trở thành một doanh nhân thành đạt và góp phần tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.
Câu 2: Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện.
Giải rút gọn:
Cảm nhận của em: bị thuyết phục, tràn đầy năng lượng, hứng khởi với tương lai.
Em phù hợp với nghề nào
1. Yêu cầu của nghề nghiệp
Câu 1: Khám phá đặc điểm và yêu cầu cơ bản của một số nghề thông qua hoạt động nối, ghép các mặt của "Hộp xúc xắc nghề nghiệp.
Giải rút gọn:
Giáo viên: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em.
Y tá: Có khả năng chăm sóc người khác
Kế toán, bán hàng: Khả năng tính toán tốt, cẩn thận, tỉ mỉ.
Câu 2: Phân loại các yêu cầu đối với mỗi nghề trên hộp xúc xắc theo hai nhóm: phẩm chất và năng lực.
Giải rút gọn:
Phẩm chất | Năng lực |
Kiên nhẫn | Có kĩ năng chăm sóc người khác |
Siêng năng | Hiểu biết về nhiều khía cạnh trong cuộc sống |
Cẩn thận | Hiểu biết, được trẻ em yêu quý |
2. Phẩm chất, năng lực cần có đối với các nghề ở địa phương
Câu 1: Xác định các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương.
Gợi ý:
Lựa chọn một trong số các nghề ở địa phương.
Chỉ ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm các nghề này.
Giải rút gọn:
Tên nghề ở địa phương | Yêu cầu về phẩm chất | Yêu cầu về năng lực |
Giáo viên | Kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận, công bằng, vị tha | - Kiến thức vững vàng. - Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học |
Cảnh sát | Công bằng, yêu nước, yêu dân | Năng lực võ thuật tốt, xử lí tình huống nhanh |
3. Em và các nghề ở địa phương
Câu 1: Tìm hiểu sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề ở địa phương theo các bước sau:
Giải rút gọn:
Gợi ý: nghề giáo viên anh
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề | Phẩm chất, năng lực của em | Các phẩm chất, năng lực cần rèn luyện thêm |
- Có kiến thức môn anh - Khả năng tư duy tốt - Kiên nhẫn - Cẩn thận | - Học tốt môn anh - Khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng anh tốt - Công bằng | - Cẩn thận - Kiên nhẫn |
Đánh giá sự phù hợp của em với nghề: Khá phù hợp |
4. Tập san về nghề ở địa phương
Câu 1: Viết bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương.
Gợi ý:
Sự ra đời của nghề
Đặc điểm của những người làm nghề
Sản phẩm của nghề
Đánh giá của mọi người về giá trị và đóng góp của nghề đó cho địa phương
Cảm nhận cá nhân của em về nghề
Giải rút gọn:
Giới thiệu về nghề làm mây tre đan Phú Vinh:
Trong các làng nghề mây tre đan của Hà Nội hiện nay, tiêu biểu nhất là làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Làng Phú Vinh được coi là “xứ Mây” nổi tiếng về nghề đan mây tre với lịch sử phát triển nghề lâu đời, chỉ biết nghề ra đời cách đây chừng 400 năm. Ban đầu người ta thường dùng lông cò để tết, bện lại làm thành quà tặng người thân, bạn bè vì ở đây có rất nhiều cò, lông của chúng vừa đẹp lại vừa bền. Dần dần, các sản phẩm làm từ lông cò được yêu thích và nhiều người đến tìm mua. Tuy nhiên, do lông cò có hạn, người dân tìm thêm cỏ lác, cỏ lau mọc sẵn ngoài đồng và lên rừng tìm các thứ vật liệu mềm dẻo như tre, mây, giang… để sản xuất thành các đồ gia dụng như rổ, rá, rế, làn… Sau này, nhiều vật liệu mới được bổ sung, các mẫu mã sản phẩm được cải tiến, kỹ thuật đan mây tre của người làng được nâng cao để sản phẩm ngày càng tinh xảo và có giá trị kinh tế hơn. Không những vậy, nghề mây tre đan từ đó đã lan rộng sang các làng xã khác trong vùng rồi vươn ra hơn 20 tỉnh thành trong cả nước. Hi vọng những nghệ nhân làm nghề có thể tiếp tục lưu giữ và phát triển nét đẹp truyền thống của địa phương.
Câu 2: Giới thiệu bài viết của em và tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.
Giải rút gọn:
Học sinh giới thiệu bài biết của em cho bạn bè người thân sau đó tập hợp thành tập san về các nghề ở địa phương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải HĐTN 7 Cánh diều chủ đề 8, Giải chủ đề 8 HĐTN 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải chủ đề 8 HĐTN 7 Cánh diều
Bình luận