Tắt QC

Trắc nghiệm HDTN 7 cánh diều chủ đề 8: Nghề ở địa phương (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chủ đề 8: Nghề ở địa phương - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?

  • Săn bắt
  • Hái lượm
  • Đốn củi
  • Cả 3 ý trên

Câu 2: Câu đố nào dưới đây chỉ nghề bác sĩ?

  • Một đời nặng nợ thi ca/ Nhìn mây tìm tứ, ngắn hoa chọn vần?
  • Nghề gì lấm tay bùn/ Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?
  • Ai nơi hải đảo biên cương/ Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy?
  • Nghề gì chăm sóc bệnh nhân/ Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?

Câu 3:  Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?

  • Lái tàu
  • Đánh cá
  • Chế biến hải sản
  • Cả 3 ý trên

Câu 4: Câu đố nào dưới đây chỉ nghề bộ đội?

  • Một đời nặng nợ thi ca/ Nhìn mây tìm tứ, ngắn hoa chọn vần?
  • Nghề gì lấm tay bùn/ Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?
  • Ai nơi hải đảo biên cương/ Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy?
  • Nghề gì chăm sóc bệnh nhân/ Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?

Câu 5: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?

  • Trồng lúa
  • Chăn nuôi gia súc, gia cầm
  • Đánh bắt thủy sản
  • Cả 3 ý trên

Câu 6: Có thể phân loại nghề nghiệp thành các nhóm nào?

  • Nhóm nghề sản xuất, chế biến
  • Nhóm các nghề kinh doanh
  • Nhóm các nghề dịch vụ
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7: Đâu là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?

  • Thử làm một số việc của nghề đó
  • Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi
  • Quan sát thực tế
  • Cả 3 ý trên

Câu 8: Đâu là nghề thuộc nhóm nghề kinh doanh?

  • Buôn bán các sản phẩm nông - lâm nghiệp và thuỷ hải sản.
  • Buôn bán các mặt hàng điện tử, công nghệ, lương thực - thực phẩm,...
  • Đầu tư chứng khoán, đất đai,...
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Để thu thập thông tin tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương hiệu quả chúng ta cần làm gì?

  • Tìm kiếm công việc
  • Lập bảng dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
  • Chỉ cần hỏi người dân
  • Cả 3 ý trên

Câu 10: Đâu là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề cảnh sát hình sự?

  • Bị bắn
  • Bị tội phạm đả thương
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 11: Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được?

  • Thông tin công việc
  • Cách thức tiến hành
  • Kinh nghiệm khi thực hiện công việc
  • Cả 3 ý trên

Câu 12: Đâu là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề xây dựng?

  • Ngã từ trên cao
  • Rơi nguyên vật liệu từ trên cao
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 13: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?

  • Thủ công mỹ nghệ
  • Làm trống
  • Làm muối
  • Cả 3 ý trên

Câu 14: Nếu em làm lãnh đạo địa phương em có thể làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?

  • Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương
  • Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,...
  • Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Đâu là nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản?

  • Thời tiết khắc nghiệt
  • Thiếu thốn lương thực
  • Quá gần bờ
  • Cả 3 ý trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác