Trắc nghiệm HĐTN 7 cánh diều kì I
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HĐTN 7 cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Việc hợp tác với thầy cô có ý nghĩa gì?
- Giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả
- Đem lại kết quả tốt cho nhiệm vụ được giao
- Rèn luyện khả năng giao tiếp, trao đổi và hoạt động nhóm
Cả ba đáp án trên
Câu 2: Cách hợp tác với thầy cô có thể là?
- Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn
Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn
- Sẵn sàng giúp đỡ các bạn
- Nghe rõ, đầy đủ yêu cầu của thầy cô, ghi chép lại nếu cần
Câu 3: Tại sao giáo viên có mong muốn học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao?
Giáo viên có mong muốn đó vì muốn học sinh có quá trình học tập tích cực, hiệu quả
- Giáo viên có mong muốn đó vì muốn tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh
- Giáo viên có mong muốn đó vì muốn thấu hiểu học sinh hơn
- Tất cả các phương án trên
Câu 4: Những điều nên làm phù hợp với Quy tắc ứng xử với thầy cô là?
- Vô lễ với thầy cô giáo
- Cư xử thiếu chừng mực với thầy cô giáo
Xây dựng lòng biết ơn, tôn sư trọng đạo
- Thơ ơ, vô cảm khi thầy cô giáo cần sự giúp đỡ
Câu 5: Tại sao học sinh có mong muốn thầy cô lắng nghe ý kiến và hỗ trợ học sinh trong học tập và cuộc sống?
- Mong muốn tăng tính hợp tác giữa học sinh và giáo viên
- Mong muốn có quá trình học thoải mái, vui vẻ, hiệu quả
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Cách ứng xử đúng mực của học sinh với thầy cô là?
Quan tâm, hỏi thăm khi thầy, cô bị mệt
- Làm việc riêng trong giờ học
- Không chào hỏi thầy cô giáo
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo là?
Xác định đối tượng vận động -> Xây dựng nội dung vận động -> Lựa chọn hình thức vận động
- Xây dựng nội dung vận động -> Xác định đối tượng vận động -> Lựa chọn hình thức vận động
- Lựa chọn hình thức vận động -> Xác định đối tượng vận động -> Xây dựng nội dung vận động
- Đáp án khác
Câu 8: Một trong những cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực là?
- Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
- Tâm sự với bạn bè, người thân.
- Nhảy một điệu nhảy vui nhộn
Tất cả các phương án trên
Câu 9: Cách lựa chọn hình thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đó là?
- Vận động trực tiếp như trò chuyện, chia sẻ, toạ đàm
- Vận động gián tiếp như tuyên truyền qua thư, tranh cổ động, bài viết, video,...
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đán án trên đều sai
Câu 10: Người có khả năng kiểm soát cảm xúc trung bình là?
- Trong đa số các trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
Trong nhiều trường hợp, người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân nhưng chưa thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực, đôi khi còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
- Hiếm khi người đó có thể nhận biết đúng các cảm xúc của bản thân và thực sự kiềm chế được các cảm xúc tiêu cực để không còn có những hành động sai do cảm xúc gây ra
- Đáp án khác
Câu 11: Hành động nào sau đây là không phù hợp với cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
Cãi nhau to tiếng trên đường
- Không dẫm lên cỏ
- Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện
- Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn
Câu 12: Biểu hiện của sự tôn trọng sự khác biệt và thể hiện sự tôn trọng với mọi người là?
- Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người
- Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc
- Tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Trong các hành động dưới đây, hành động nào là không văn minh ở nơi công cộng?
- Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé
- Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus
- Vứt rác bừa bãi ở công viên
Tất cả các phương án trên
Câu 14: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc đó là?
- Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn
- Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn đi làm đúng giờ
- Người có tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc luôn cố gắng đến cùng để hoàn thành công việc
Tất cả các phương án trên
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
- Những người biết ứng xử thường thành công và hạnh phúc hơn những người khác.
- Biết cách ứng xử, tôn trọng mọi người là một trong những thước đo giá trị của một con người. Người nào biết tôn trọng người khác cũng sẽ nhận được sự tôn trọng và sống trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hạnh phúc.
Thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào ứng xử
- Đôi khi ứng xử đẹp chẳng có gì to tát, chỉ là một lời cảm ơn khi bạn giúp mình, một lời xin lỗi khi mình nói sai
Câu 16: Để rèn luyện tính không bỏ cuộc khi gặp khó khăn thì em cần làm gì?
- Xác định mục tiêu rõ ràng
- Phân chia công việc từng phần, thực hiện từng công việc
- Viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi thường xuyên nhìn thấy
Tất cả các phương án trên
Câu 17: Truyền thống tốt đẹp của địa phương là gì?
- Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian
- Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương
- Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Truyền thống tốt đẹp của địa phương là những giá trị được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 18: Cách hợp tác với các bạn có thể là?
- Trao đổi ý kiến
- Phân công nhiệm vụ một cách hợp lý
- Hỗ trợ lẫn nhau
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19: Một số truyền thống quê hương tiêu biểu của dân tộc Việt Nam là?
- Dũng cảm, bất khuất
- Yêu thương con người, tương thân tương ái
- Cần cù lao động
Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 20: Những việc làm mà em có thể thực hiện để hợp tác với bạn là?
- Cùng nhau bàn bạc, trao đổi ý kiến
- Sẵn sàng làm giúp công việc của bạn khi bạn có lí do chính đáng: ốm, có việc đột xuất
- Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Tất cả các phương án trên
Câu 21: Truyền thống quê hương là gì?
- Những phong tục cổ hủ, lạc hậu
Những giá trị tốt đẹp của vùng miền được khẳng định qua thời gian
- Những đặc điểm khác lạ, bí ẩn của vùng miền
- Cả 3 ý trên
Câu 22: Đâu là cách để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ?
- Đặt mục tiêu rèn luyện rõ ràng
- Lên kế hoạch để thực hiện những hoạt động phù hợp để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
- Tạo thói quen ngắn nắp, gọn gàng, sạch sẽ từ những việc nhỏ nhất: sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi hết tiết học, bỏ giấy rác vào thùng đựng của lớp,...
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 23: Nhà trường tổ chức quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học. Đâu là việc nên làm:
- Trốn tránh không quyên góp
Dành ra tiền một bữa sáng để quyên góp
- Lấy trộm tiền của bố mẹ để quyên góp nhiều và được tuyên dương
- Cả 3 ý trên
Câu 24: Cách khắc phục hành vi không bọc, dán nhãn sách vở cẩn thận?
- Cùng anh/ chị em trong nhà bọc, dán nhãn sách vở chuẩn bị cho năm học mới
- Chọn những loại bọc, nhãn vở phù hợp với sở thích của bản thân
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 25: Trong mùa lũ vừa qua, miền Trung đã chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Em rất muốn quyên góp để hỗ trợ đồng bào. Đâu là việc em nên làm:
Tìm một tổ chức từ thiện uy tín và quyên góp vật dụng phù hợp
- Thấy bài nào đăng trên mạng xã hội kêu gọi quyên góp đều tin và làm theo
- Cả 2 đáp án đều đúng
- Cả 2 đáp án đều sai
Câu 26: Đâu là hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ?
- Để sách vở bừa bộn
- Viết, vẽ bừa lên sách vở, bàn ghế, tường lớp học,...
- Để giấy rác, vỏ chai, hộp đồ ăn,... trong ngăn bàn.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 27: Hợp tác với thầy cô để làm gì?
- Để tạo mối quan hệ với thầy cô
Để giúp chính mình học tập tốt hơn
- Giáo viên có mong muốn đó vì muốn thấu hiểu học sinh hơn
- Tất cả các phương án trên
Câu 28: Mục tiêu của buổi tọa đàm với chủ đề “Phát huy truyền thống nhà trường” là gì?
- Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường
- Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường
- Tích cực đề xuất những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường
Tất cả các phương án trên.
Câu 29: Những cách hợp tác với thầy cô và giải quyết những vấn đề nảy sinh là?
- Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
- Chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô
- Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ
Tất cả các phương án trên
Câu 30: Những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường được giới thiệu thông qua những hình thức nào sau đây?
- Trưng bày sản phẩm
- Thuyết trình
- Biểu diễn nghệ thuật
Cả ba đáp án trên đều đúng
Bình luận